Cuốn sách để thay đổi cuộc sống của bạn « Atomic Habits »

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn một trong các cuốn sách hay nhất mà mình đọc có tên là “Atomic Habit” của James Clear.

Atomic có nghĩa là một cái gì đó rất nhỏ
Habit thì các bạn biết rồi là thói quen mà chúng ta thực hiện hằng ngày.

Đây là một trong các cuốn sách về phát triển bản thân hay nhất mà mình đã từng đọc. Cuốn sách này không giống các cuốn khác chỉ nêu nên lý thuyết trừu tượng không áp dụng được vào thực tế. Đây là cuốn sách mà bạn có thể tìm thấy ứng dụng thực tế. Trong cuốn sách này James Clear chỉ ra cho bạn một phương cách để giúp cuộc sống bạn tốt lên từng ngày dù chỉ là 1%. Tác giả đã đưa ra chiến lược thực tế để giúp bạn làm thế nào để làm chủ những thói quen nhỏ cái sẽ mang lại cho các bạn kết quả rất lớn.

Nếu bạn có vấn đề với việc thay đổi thói quen, thì vấn đề không phải là bạn mà là hệ thống phương pháp bạn sử dụng. Những thói quen xấu lặp đi lặp lại không phải là vì bạn không muốn thay đổi nó mà bởi vì bạn có phương pháp không đúng để thay đổi nó. Cuốn sách Atomic Habits sẽ đưa ra cho bạn phương pháp để thiết lập thói quen mới.

Clear đã chỉ ra khả năng của tác giả trong việc chuyển những chủ đề phức tạp thành những phản ứng đơn giản cái có thể sẵn sàng được áp dụng trong cuộc sống và công việc thường ngày. Trong cuốn sách này tác giả đã viết ra những ý tưởng từ sinh học, tâm lý học và khoa học trí não và tạo ra hướng dẫn dễ hiểu để hình thành những thói quen tốt một cách hiển nhiên và làm cho thói quen xấu trở nên không thể thực hiện được. Trong toàn bộ cuốn sách tác giả truyền cảm hứng cho độc giả bằng những câu chuyện thực từ những nhà vô địch Olympic, những nhà làm nghệ thuật, lãnh đạo trong kinh doanh, nhà vật lý học và các ngôi sao người đã sử dụng khoa học thói quen nhỏ để trở thành những nhà vô địch trong lĩnh vực họ làm.

Cuốn sách được chia làm năm phần rõ ràng. Phần thứ nhất tác giả nêu lên nền tảng cơ bản để giải thích tại sao chỉ cần những thay đổi nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn. Bốn phần tiếp theo trình bày về bốn định luật để bản có thể áp dụng để tạo thói quen mới hay loại bỏ thói quen cũ. Bốn định luật đó là: Làm điều đó trở nên hiển nhiên, Làm nó trở nên hấp dẫn, Làm nó trở nên đơn giản, Làm nó thỏa mãn. Mình sẽ trình bày cụ thể hơn trong video này.

Tại sao những thay đổi rất nhỏ lại tạo nên sự khác biệt rất lớn ?

Thông thường chúng ta nghĩ rằng thành công lớn cần hành động lớn. Nó thì quá dễ dàng để đánh giá quá cao sự thời điểm quyết định và đánh giá thấp giá trị của việc thực hiện những sự cải thiện nhỏ hằng ngày. Dù đó là việc giảm cân, xây dựng doanh nghiệp, viết một cuốn sách, hay hoàn thành bất cứ mục tiêu nào.

Tuy nhiên cải thiện 1% thì chúng ta không nhận ra nhưng nó có thể rất có nghĩa đặc biệt là về lâu dài. Sự khác biệt của một cải thiện nhỏ có thể làm trong thời gian lớn là rất lớn. Công thức toán học là: nếu bạn có thể cải thiện tốt hơn mỗi ngày 1% trong vòng 1 năm thì bạn sẽ đạt được 37 lần tiến bộ hơn. Ngược lại nếu bạn làm 1% tồi hơn mỗi ngày thì trong vòng 1 năm, bạn sẽ chạm tới gần con số không.

Có một điều rất hay là tác giả so sánh thói quen như là lãi suất kép của phát triển bản thân. Nó giống như lãi suất kép khi bạn để tiền trong tài khoản ngân hàng, ảnh hưởng của thói quen nhân rộng lên nhiều lần khi bạn lặp lại chúng. Nó dường như tạo nên rất ít sự khác biệt vào ngày hôm nay nhưng chỉ khi bạn nhìn lại một, hai, năm hay mười năm thì bạn mới nhận ra giá trị của thói quen tốt và cái giá phải trả của thói quen xấu. Đây có thể là một khái niệm khó chấp nhận trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta thường bỏ qua những thay đổi nhỏ bởi vì chúng dường như không gây ra ấn tượng nhiều trong cuộc sống. Nếu bạn tiết kiệm một ít tiền bây giờ, bạn vẫn không thể trở thành triệu phú. Nếu bạn đi tập thể dục 3 lần trong một tuần, bạn vẫn không cảm thấy khỏe mạnh. Nếu bạn học tiếng Trung một giờ tối nay, bạn vẫn không học được ngôn ngữ đó. Chúng ta thay đổi nhưng kết quả dường như không bao giờ đến một cách nhanh chóng và vì vậy chúng ta từ bỏ và quay lại với những thói quen cũ. Và cũng không may mắn thay sự chuyển đổi thói quen xấu cũng theo đúng quy trình này. Nếu bạn ăn một bữa ăn không tốt cho sức khỏe tối nay, kết quả không có gì. Nếu bạn làm muộn tối nay và quên mất gia đình, họ sẽ tha thứ cho bạn. Nếu bạn để việc đến ngày mai bạn vẫn có thời gian hoàn thành nó. Một quyết định đơn lẻ thì dễ bỏ qua. Nhưng khi bạn lặp lại 1% những sai lầm đó, ngày qua ngày, những quyết định nhỏ nhoi đó sẽ tạo thành kết quả rất xấu. Đó là sự cộng dồn của nhiều lỗi lầm và hiển nhiên dẫn đến vấn đề lớn.

Nếu bạn muốn đoán trước là nơi nào bạn sẽ đến trong cuộc sống, tất cả những điều mà bạn phải làm là theo đường chiến thắng nhỏ hay mất mát nhỏ và nhìn xem những sự lựa chọn hằng ngày của bạn sẽ nhân lên trong mười hay hai mươi năm. Bạn có tiêu tiền ít hơn so với số tiền bạn kiếm được ? Bạn có tập thể dục mỗi tuần ? Bạn có đọc sách và học điều mới mỗi ngày ? Những sự đấu tranh nhỏ mỗi ngày sẽ hình thành tương lai của bạn trong tương lai.

Tất cả những điều lớn lao đều bắt đầu bằng những việc nhỏ. Hạt giống của mọi thói quen nằm trong những quyết định nhỏ bé, đơn lẻ. Nhưng khi quyết định đó lặp đi lặp lại nhiều lần, thói quen sẽ lớn mạnh.

Tác giả nhấn mạnh rằng chúng ta cần quên đi mục tiêu mà thay vào đó tập trung vào phát triển hệ thống giúp chúng ta hình thành thói quen mới và loại bỏ thói quen cũ. Tác giả cho rằng nếu chúng ta quên đi mục tiêu và chỉ tập trung vào hệ thống thì chúng ta vẫn thành công. Ví dụ nếu bạn là người huấn luyện viên bóng rổ và bạn quên đi mục tiêu thắng trong cuộc chiến và tập trung vào những gì đội của bạn làm được hằng ngày thì bạn vẫn có kết quả tốt? Vì sao ? Mục tiêu của bất cứ môn thể thao nào là thành công với kết quả cao nhưng thật là nực cười nếu bạn chỉ dành toàn bộ thời gian tập trung vào kết quả. Một cách duy nhất để thắng là tập luyện để chơi tốt hơn mỗi ngày. Tất nhiên mục tiêu thì không hoàn toàn là vô ích nhưng hệ thống sẽ là tốt nhất để thực hiện tiến bộ hằng ngày. Bạn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề nếu bạn dành quá nhiều thời gian nghĩ về mục tiêu và không đủ thời gian để thiết kế hệ thống phương cách của bạn.

Tác giả giới thiệu làm thế nào để xây dựng thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu chỉ với 4 bước đơn giản:

Làm thế nào để xây dựng một thói quen tốt:
Làm cho thói quen đó trở nên hiển nhiên
Làm cho thói quen đó trở nên thú vị
Làm cho nó trở nên dễ dàng
Làm cho nó trở nên thỏa mãn

Làm thế nào để từ bỏ thói quen xấu:
Làm cho nó không thể thấy được
Làm cho nó không hấp dẫn
Làm cho thói quen đó trở nên khó thực hiện
Làm cho nó không thỏa mãn.

Nếu bạn muốn xây dựng thói quen tốt, bạn có thể chỉ cần hỏi bản thân:

Làm thế nào mình làm cho nó trở nên hiển nhiên ? Điều này có nghĩa là gì ? Có nghĩa là khi bạn muốn thiết lập thói quen tốt, cách tốt nhất là phải viết nó ra vào thời gian nào, không gian nào bạn sẽ thực hiện việc đó. Có quá nhiều người muốn thay đổi thói quen của họ mà không viết ra những điều cụ thể vào lúc nào. Bạn nói rằng bạn muốn khỏe hơn nhưng không định ra lúc nào bạn sẽ tập thể dục. Cách đơn giản để áp dụng là viết ra bạn sẽ làm gì vào lúc nào và ở đâu. Ví dụ mình sẽ ngồi thiền một phút vào 7h sáng trong phòng khách. Mình sẽ học tiếng anh 20 phút vào lúc 6 giờ chiều. Mình sẽ tập thể dục tại phòng tập thể dục vào lúc 5 giờ chiều. Thêm nữa là bạn phải thiết kế cho môi trường bạn đang sống tạo điều kiện cho hình thành thói quen này một cách tốt nhất để nó trở nên hiển nhiên. Ví dụ bạn muốn ăn uống điều độ và tốt cho sức khỏe thì bạn sẽ không để bánh kẹo ở nhà mà bố trí hoa quả ở trong phòng bếp hay bàn ăn để khi bạn muốn ăn vặt thì bạn có thể ăn hoa quả.

Làm thế nào mình làm cho nó thú vị? Chúng ta thường tìm thấy phản ứng thú vị nếu chúng ta liên kết nó với những việc chúng ta thích làm cùng thời điểm đó. Ví dụ nếu bạn muốn xem tin tức nhưng bạn muốn thực hiện thói quen thể hiện nhiều sự cảm thông thì bạn sẽ lên kế hoạch sau khi mình uống cafe buổi sáng, mình sẽ nói một điều làm mình biết ơn đã xảy ra với mình ngày hôm qua. Sau khi mình nói một điều mà mình biết ơn, mình sẽ xem tin tức. Hay nếu bạn muốn xem thể thao nhưng bạn muốn gọi điện để bán hàng thì bạn đầu tiên nói sau khi minh ăn trưa xong mình sẽ gọi điện cho 3 khách hàng tiềm năng. Sau khi gọi điện cho 3 khách hàng tiềm năng, mình sẽ xem thể thao.

Làm thế nào để làm nó trở nên dễ dàng hơn? Hình thành thói quen là một quá trình trong đó phản ứng trở nên tự động nhờ lặp lại. Bạn càng lặp lại một hành động, cấu trúc bộ não của bạn sẽ thay đổi để trở nên hiệu quả cho hoạt động đó. Khi đã hình thành thói quen thì bạn có thể thực hiện nhiệm vụ đó với động lực rất ít. Ví dụ như kiểm tra email, check facebook, xem ti vi là những thói quen không lấy của bạn bất cứ năng lượng nào. Vậy thì để hình thành thói quen mới, bạn cũng cần thiết lập thói quen này để bạn không mất nhiều năng lượng để thực hiện nó. Một cách hiệu quả nhất để giảm sự chống cự của bạn với thói quen là thực hiện thiết lập môi trường. Bạn có thể tối ưu hóa môi trường của bạn để thực hiện hành động một cách dễ dàng hơn. Ví dụ như để thực hiện một thói quen mới thì bạn cách tốt nhất là chọn nơi để xây khi chúng hòa hợp với cuộc sống của bạn. Ví dụ như bạn muốn đi đến phòng gym thì nếu phòng gym trên đường bạn đi làm thì bạn có thể dừng lại mà không mất nhiều công sức. Ngược lại nếu phòng gym ở nơi xa thì chắc chắn bạn sẽ dễ từ bỏ đến phòng tập.

Và có một điều quan trọng khác là định luật hai phút. Bạn biết rằng tốt hơn là bạn bắt đầu những bước nhỏ nhưng nó thì dễ dàng để bắt đầu lớn. Khi bạn mơ ước thay đổi, bạn phấn khích và muốn làm thật nhiều việc ngay lập tức. Nhưng cách tốt nhất là sử dụng định luật hai phút “Khi bắt đầu thói quen mới, nó chỉ lấy của mình nhiều nhất hai phút”.

Ví dụ như:
Đọc sách trước khi đi ngủ trở thành Đọc một trang sách
Học bài trở thành mở cuốn sách ra
Chạy 10km trở thành đi giầy

Ý tưởng ở đây là làm cho thí quen của bạn trở nên dễ dàng một cách để bạn có thể dễ dàng bắt đầu. Tất cả mọi người đều có thể ngồi thiều trong vòng 1 phút, đọc 1 trang sách, đi giày? Đây là một phương cách rất hiệu quả bởi vì khi bạn bắt đầu cái gì thì nó rất dễ dàng để tiếp tục làm nó. Một thói quen mới không lên trở thành thách thức. Hành động tiếp theo có thể là thách thức nhưng hai phút đầu tiên phải thực sự dễ dàng. Nhiều người có thể nói rằng đọc một trang sách sẽ không làm được gì? Những điểm chủ yếu ở đây không phải là làm một việc gì đó. Điều quan trọng ở đây là làm chủ thói quen. Sự thực là thói quen phải được hình thành trước sau đó mới nghĩ đến cải thiện nó. Và nếu bạn không học những kỹ năng cơ bản thì bạn sẽ có rất ít hy vọng để làm chủ những chi tiết nhỏ hơn.

Làm thế nào để bạn hành động một cách thỏa mãn ? Chúng ta có xu hướng lặp lại thói quen khi kinh nghiệm làm ta thỏa mãn. Sự thỏa mãn dậy cho tâm trí của bạn rằng kinh nghiệm thì đáng giá để lặp lại. Ngược lại nếu kinh nghiệm không làm bạn thỏa mãn thì bạn sẽ không có lý do gì để lặp lại nó. Điều làm cho một thói quen ở lại lâu hơn là nó phải được gắn liền với cảm giác thành công thậm chí dù chỉ rất nhỏ. Cảm giác thành công là dấu hiệu mà thói quen của bạn trả công cho bạn và nó đáng giá để cố gắng. Trong thế giới hoàn hảo phần thưởng cho một thói quen là thói quen đó? Trong thế giới thực, thói quen tốt có xu hướng cảm thấy tốt chỉ sau khi chúng được cung cấp cái gì đó. Giai đoạn đầu, bạn phải hy sinh? Bạn đến phòng gym vài lần nhưng bạn sẽ không thấy khỏe hơn và nhanh hơn hay ngay lập tức bạn không nhận thấy sự thay đổi. Chỉ có vài tháng sau, khi bạn đã mất vài cân và có nhiều cơ bắp thì bạn cảm thấy tốt hơn. Lúc đầu bạn cần có lý do để tiếp tục làm. Điều này giải thích vì sao phần thường ngay lập tức rất quan trọng. Nó giúp bạn tiếp tục phấn khích khi phần thưởng tương lương đảng cộng dồn.

Đây là 4 quy luật mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày để hình thành thói quen mới. Để loại bỏ những thói quen cũ thì bạn làm hoàn toàn người lại với 4 quy luật trên. Mình đã áp dụng vào cuộc sống của mình và nó thực sự hiệu quả. Cuốn sách này thực sự rất hay và là một trong những cuốn sách hay nhất về phát triển bản thân mà mình đã từng đọc. Bạn thực sự không thể bỏ qua nếu muốn chiến thắng bản thân trên con đường hoàn thiện bản thân. Chúc các bạn thành công trên con đường hoàn thiện bản thân.