Đầu tư tài sản

Gần đây mình giành 3 tuần tham dự một khóa học về tài chính. Chủ đề quan trọng nhất là cách sử dụng tài sản. Phân chia tài sản muốn nói đến bạn sử dụng tiền bạn có như thể nào để đầu tư. Bao nhiêu phần trăm bạn đầu tư vào những quỹ đầu tư an toàn, tăng trưởng trung mình và tăng trưởng mạnh ?
Bạn có nhiều cách để đầu tư tiền của bạn và mọi cách đều có tỷ lệ rủi ro khác nhau. Bạn có thể để toàn bộ tiền trong một quỹ đầu tư rủi ro lớn như chứng khoán tăng trưởng mạnh và thích thú với những khoản lời lớn nhưng bạn cũng phải chịu đựng sự mất mát lớn khi mọi thứ không như mong muốn. Mặt khác, bạn có thể để toàn bộ tiền vào những quỹ đầu tư rủi ro thấp và giữ tài sản của bạn một cách an toàn nhưng những khoản lời của bạn rất khiêm tốn.

Điểm mấu chốt của chia phần tài sản thông minh là thích thú những khoản lời lớn mà không có quá nhiều rủi ro mất mát hoàn toàn khi thị trường sụp đổ. Bạn muốn có một ít tiền trong khoản đầu tư tăng trưởng mạnh để bạn có khả năng hưởng những thắng lợi lớn khi mọi thứ tiến triển tốt. Nhưng bạn cũng cần giữ tiền trong tài khoản an toàn để bạn có thể có tiền trong trường hợp đầu tư tăng trưởng mạnh đi xuống. Sự phân chia tài sản cần bạn quyết định bao nhiêu phần trăm mà bạn giành cho mỗi khoản đầu tư.

Mình đã thực hiện cả hai sai lầm. Khi mình còn trẻ, mình giữ toàn bộ tiền của mình trong tài khoản ngân hàng, kiếm được khoản lợi tức nhỏ khi thị trường đi lên. Sau đó, mình bỏ toàn bộ tiền của mình vào chứng khoán và mất 70-80% khi thị trường chứng khoán sập và mình cần một thời gian dài để xây dựng lại nguồn tiền của mình. Cả hai đều là một bài học tốt cho mình.

Một ví dụ về đầu tư tài chính

Dưới đây là một ví dụ trong khóa học. Giả sử rằng Nam và mình muốn đầu tư 100 000€ cho 25 năm và muốn có được lợi nhuận tối đa.
Mình quyết định đầu tư một cách an toàn và bỏ cả 100 000€ vào trong quỹ đầu tư 7%/năm. Nam quyết định chia tiền của anh ấy thành các khoản nhỏ 20 000€ và đầu tư vào 5 quỹ khác nhau với phần trăm sau:

20000€ đầu tư và mất hoàn toàn có nghĩa là tiền thu về là 0€
20000€ đầu tư với khoản lãi 0%
20000€ đầu tư với khoản lãi 5%
20000€ đầu tư với khoản lãi 10%
20000€ đầu tư với khoản lãi 12%

Ai có được kết quả tốt hơn ? 7% đầu tư vào 100 000€ cho mình 572 542€ sau 25 năm. Còn đây là tiền thu về từ các khoản đầu tư của Nam:

20000€ mất = 0€
20000€ @ 0% = 20000€
20000€ @ 5% = 69626€
20000€ @ 10% = 241139€
20000 @ 12% = 395769€

Vì vậy Nam thu về 726 635€, hơn mình 135 992€. Điều thú vị là 10% khoản đầu tư của Bam mang lại số tiền âm hay không mang lại gì còn 20% khác thì thấp hơn 70% khoản đầu tư của mình. Nhưng 2 khoản đầu tư 10% và 12% thực sự trả công. Thậm chí phần lớn khoản đầu tư của Nam có được kết quả tồi, nhưng 40% kết quả tốt với thời gian là cái mà Nam cần.

Bằng việc đa dạng hóa khoản đầu tư, Nam có khả năng thắng lớn trong khi không bị ảnh hưởng bởi các khoản mất mát. Tất nhiên nó sẽ tốt nếu Nam có thể đầu tư toàn bộ số tiền vào 12% hay nhiều hơn, nhưng ví dụ này cũng đảm bảo Nam đã làm tốt nhất.

Để tối ưu khoản lợi nhuận về lâu dài, bạn cần tối ưu sự phân chia tài sản. Bạn có thể bắt đầu với việc giành 1/3 số tiền của bạn trong các khoản đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ, 1/3 số tiền khác trong các quỹ tăng trưởng, 1/3 số tiền khác trong chứng khoán tăng trưởng mạnh. Với thời gian phần trăm này sẽ thay đổi vì mỗi tài khoản sẽ có tỷ lệ tăng trưởng khác nhau vì vậy bạn cần cân xứng lại.

Khi tài khoản rủi ro của bạn mất tiền, sự cân xứng lại có nghĩa là chuyển tiền từ khoản đầu tư an toàn và thực hiện đầu tư lại. Và khi khoản đầu tư rủi ro có những khoản lời lớn, cân xứng lại có nghĩa là chuyển tiền quay trở lại khoản đầu tư an toàn đê giữ khoản lời của bạn. Chiến lược này cho phép bạn tiếp tục hưởng vui của các khoản lời lớn mà không có quá nhiều rủi ro.

Đằng sau kế hoạch tài chính

Đằng sau khóa học về kế hoạch tài chính, mình nhận ra rằng chiến lược về phân chia tài sản có thể được áp dụng cho những lĩnh vực khác của cuộc sống như là công việc, quan hệ, sức khỏe.

Hãy xem xét bạn phân chia thời gian như thế nào . Bạn có thể nghĩ về thời gian của bạn bao gồm nhiều khối, mỗi một khối có những tỷ lệ mất mát/lợi nhuận khác nhau. Nếu bạn có toàn bộ thời gian cho công việc làm công ăn lương, thì phần lớn thời gian của bạn được phân chia cho khối an toàn vì vậy bạn có thể muốn chuyển một số thời gian sang làm doanh nhân để tham gia vào trò chơi thắng lớn hơn. Có thể công việc của bạn trả cho bạn 20€/giờ và bạn có sự lựa chọn thử làm 50€/giờ bằng việc làm thêm, nhưng công việc cố vấn không luôn luôn được trả công. Đôi khi bạn kiếm được 50€ nhưng đôi khi là 0€. Và bạn khi bạn tiến tới tỷ lệ mất mát/thắng cao hơn, bạn có thể đưa bạn vào cuộc chơi để kiếm được 10 000€/giờ.

Bạn có thể tự quyết định công việc nào là tốt nhất cho bạn, hoặc khi bạn thử đầu tư tốt hơn cho tài sản, thời gian, năng lượng, mục tiêu hay bất cứ điều gì. Làm bất cứ một việc gì quá lâu sẽ làm bạn mất cân bằng, giống như loại bỏ những lĩnh vực chủ chốt quá lâu. Sự phân chia tài sản một cách thông minh có thể giúp bạn xác định một cách có nhận thức sự phối hợp tốt cái giữ cho bạn cân bằng giữa rủi ro và chiến lợi, công việc và thú vui, sức mạnh và sự mềm dẻo, thời gian cho bản thân và thời gian với cộng đồng…