Làm việc chăm chỉ và lười biếng

Lười biếng sẽ chỉ cho bạn hoàn thành một phần những mục tiêu thú vị mà chỉ có làm việc chăm chỉ mới có thể hoàn thành. Lười biếng có thể có lợi trong việc đưa bạn đi tìm một phương pháp ít hao tổn công sức để hoàn thành mọi việc. Nhưng mặt khác nó có thể giới hạn kinh nghiệm mà bạn có thể có được. Ví dụ nếu bạn muốn chạy ma ra tông, làm thế nào để suy nghĩ lười biếng có thể giúp bạn hoàn thành nó ? Chạy ma ra tông đòi hỏi rất nhiều công sức và mình không thể tìm thấy làm thế nào chúng ta có thể thực hiện nó với suy nghĩ lười biếng (trừ khi bạn sinh ra với sức chịu đựng thần kỳ). Liệu suy nghĩ lười biếng sẽ đẩy bạn thiết lập và hoàn thành mục tiêu này ? Mục tiêu khác nào bạn sẽ phải từ bỏ bởi vì bạn không thể hoàn thành với sự lười biếng ?

Sự lười biếng và làm việc chăm chỉ là hai công cụ cho hiệu suất của bạn. Điểm mấu chốt là tránh nối liền với bất cứ công cụ hay triết lý nào, dù đó là lười biếng hay chăm chỉ. Bằng việc nắm lấy cả hai, bạn có được cái tốt nhất của cả hai thế giới. Bạn có thể lười biếng (hiệu quả) khi đó là chiến lược hiệu quả nhất và bạn có thể làm việc cật lực khi điều đó cho bạn kết quả tốt nhất.

Đôi khi cách tốt nhất (lười biếng) là xem xét lại vấn đề để loại bỏ quá nhiều công việc nặng nhọc. Đôi khi làm việc chăm chỉ là một cách tốt nhất. Mình nghĩ nhiều lần mình làm sai khi chọn lựa phương pháp phức tạp trong khi một cách giải quyết thô sơ có thể tốt hơn và mình cũng nhớ lại những phương pháp thi hành ngu ngốc mình làm mà nếu mình suy nghĩ thêm chút có thể loại bỏ toàn bộ vấn đề.

Thách thức là phát triển sự hiểu biết để biết khi nào cần sự khéo léo và khi nào cần thô sơ.

Điều gần nhất giải quyết mọi vấn đề mà mình khám phá ra được là khái niệm định nghĩa mục đích cuộc sống của bạn. Điều này tương đương với quyết định phương pháp nào cho nó. Quyết định này sẽ hướng dẫn phương pháp nào bạn sử dụng, phương pháp nào bạn không ngừng mài giũa, và phương pháp nào bạn sử dụng hết công suất.

Bài viết này được dịch từ blog của Steve Pavlina. Từ « mình » trong bài viết này là Steve Pavlina