Đánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins

Cái gì làm nên sự khác biệt về chất lượng của mỗi cuộc đời ?

Tại sao có những người rất thành công trong cuộc đời của họ, trong khi những người khác luôn ở bậc thang cuối cùng của xã hội ? Niềm tin ảnh hưởng đến như thế nào đến cuộc sống của bạn, những điều mà bạn mong muốn nhận được, giá trị và nguyên tắc của bạn xác định thế nào đến hạnh phúc của bạn ?

Hãy tìm đọc cuốn sách « Đánh thức con người phi thường trong bạn » của Anthony Robbins nếu bạn muốn thay đổi quan điểm của bạn về cuộc sống và thay đổi ngay chính cuộc đời của bạn.

TÓM TẮT SÁCH :

Khi Anthony Robbins hai mươi tuổi, ông ấy sống trong một căn hộ nhỏ khuất mắt trong một thành phố lớn tại Mỹ. Bồn rửa tay cũng dùng để rửa bát chén và giặt quần áo. Ông còn bị quá cân khoảng chục kilô và không có một xu dính túi. Ông chán chường cuộc sống và không biết có thể sống còn hay không. Nhưng rồi ông muốn thay đổi tất cả. Từ thời điểm Anthony quyết định sẽ thay đổi, ông quyết tâm đạt được mục đích của mình. Ngày nay, ông đã trở thành một người thầy giảng dậy nổi tiếng trên toàn thế giới. Anthony còn là chủ tịch hội đồng quản trị của rất nhiều công ty. Ông đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người : từ những người không nhà cửa, người làm công lãnh lương, nhà doanh nghiệp…nhờ vào các bài giảng, băng ghi, khóa học, hội thảo mà ông đã tổ chức. Ông cũng lấy được người vợ mà ông ấy mong muốn và là cha của bốn người con.

« Đánh thức con người phi thường trong bạn » là một trong những cuốn sách rất hay, chứa nhiều thông tin bổ ích. Đây là kết quả của hai mươi năm tìm kiếm của Anthony. Để khởi đầu cho cuộc tìm kiếm này Anthony đã đặt ra câu hỏi tưởng như rất đơn giản là « Tại sao có những người rất thành công trong cuộc đời của họ, trong khi những người khác luôn ở bậc thang cuối cùng của xã hội ». Chính sự đi tìm không mệt mỏi cho câu hỏi này đã thôi thúc Anthony không ngừng học hỏi, thay đổi chính bản thân mình và thay đổi cả hàng triệu con người khác. Đây là một cuốn sách rất giàu thông tin, bài học, giai thoại mà tác giả hoặc tham gia trực tiếp, hoặc được truyền lại. Cuốn sách được chia làm bốn phần. Phần thứ nhất là « Giải phóng nguồn tiềm năng của bạn » dất dắt bạn đi tìm chính mình. Bởi chỉ có bạn mới có thể mang lại thành công cho cuộc đời bạn. Phần thứ hai « Hãy kiểm soát » chỉ cho bạn chìa khóa, suy nghĩ theo cách nào. Phần thứ ba « Bẩy ngày để thay đổi cuộc sống của bạn » chỉ cho bạn bẩy quy tắc mà bạn cần tuân thủ, ứng dụng vào cuốc sống của bạn mọi lúc. Và để kết thúc Anthony nói về cuộc đời, số phận của bạn. Qua cuốn sách này, Anthony nói cho bạn biết chính sác về con người bạn, số phận bạn. Anthony đưa bạn đến tận cùng của phát triển cá nhân để khám phá ra bí ẩn của cá tính, con người bạn.

Trong bài viết tóm tắt này tôi sẽ trình bày phần 1, các phần còn lại sẽ được trình bày trong những bài viết khác.

PHẦN 1 : GIẢI PHÓNG NGUỒN TIỀM NĂNG CỦA BẠN

Phần này dẫn dắt bạn đi tìm chính con người thật của bạn, tìm ra những điều xác định thành công hay thất bại trong cuộc đời bạn. Bạn sẽ tìm thấy những tiềm năng ngủ quên trong con người bạn.

CHƯƠNG 1 : NHỮNG ƯỚC MƠ CHO ĐỜI MÌNH
« Người chín chắn tin vào vận mênh, người nông nổi tin vào vận mệnh » Benjamin Disraeli

Câu chuyện bắt đầu từ một anh chàng thanh niên nghèo khó, luôn phải vật lộn với cuộc đời. Tác giả như bao người khác có những ước mơ thay đổi vận mệnh của mình. Và chỉ trong vòng 8 năm Anthony đã thay đổi vận mệnh của mình chỉ với một nguyên tắc tối ưu « tập trung năng lượng », tập trung năng lượng vào một lĩnh vực và làm chủ nó sẽ là chìa khóa mở ra những cánh cửa mới cho cuộc đời của bạn.

Bắt đầu từ câu hỏi « Cái gì làm nên sự khác biệt về chất lượng của mỗi cuộc đời ? ». Tại sao không ít những người xuất thân từ môi trường nghèo khổ và vô vọng nhưng họ lại thành công và để lại ấn tượng sâu xắc cho chúng ta. Trong khi có rất nhiều người có hoàn cảnh tốt, nhưng cuộc đời của họ lại đi đến một kết cụ thảm hại ? Bí quyết nào tạo nên những cuộc đời say mê sung mãn trong khi những cuộc đời khác trở thành vô vị, nhàm chán. Những câu hỏi này đã mang tác giả đến tìm thấy những điểm chung tại những người thành đạt, những yếu tố thành công. Ba giai nguyên tắc cơ bản làm thay đổi cuộc đời mỗi con người :

1. Nâng cao tiêu chuẩn : Hãy đòi hỏi ở chính bản thân bạn, điều gì bạn không chấp nhận về bản thân, và điều gì bạn muốn đạt tới. Khi bạn nâng cao tiêu chuẩn, bạn sẽ khám phá ra sức mạnh ở nơi bạn cái dẫn dắt bạn đến hoàn thành những tiêu chuẩn này.
2. Thay đổi niềm tin hạn hẹp của bạn : Niềm tin của chúng ta giống như những mệnh lệnh tuyệt đối, nói cho chúng ta biết cái gì chúng ta làm được và cái gì chúng ta không làm được. Thế nên thay đổi niềm tin của chúng ta là một điều trọng yếu nến chúng ta mong muốn thực hiện bất cứ sự thay đổi vững chắc nào trong cuộc đời.
3. Thay đổi chiến lược của bạn : Để đạt được mụch đích của bạn thì bạn phải để ra những chiến lược tốt nhất cho mình. Tác giả tin rằng nếu bạn đặt ra những tiêu chuẩn cao và có niềm tin thì chắc chắn bạn sẽ tìm ra cho mình được chiến lược.

Tác giả nói rằng có rất nhiều người biết phải làm gì nhưng có ít người thực sự làm điều họ biết. Biết thôi không đủ mà bạn phải hành động. Để hành động có hiệu quả, sự phân biệt nguồn sức mạnh trong bạn là rất quan trọng. Theo tác giả, có năm mặt của đời sống có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chúng ta. Đó là :

1. Làm chủ cảm xúc
2. Làm chủ thân thể
3. Làm chủ các mối quan hệ
4. Làm chủ tiền bạc
5. Làm chủ thời giờ.

CHƯƠNG 2 : NHỮNG QUYẾT ĐỊNH TẠO SỨC MẠNH
« Con người được sinh ra để sống, không phải để chuẩn bị sống » BORIS PASTERNAK

Quan điểm của tác giả là hành động của chúng ta hình thành nên cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời của mỗi con người khác nhau chỉ do bởi họ hành động khác nhau trong cùng một hoàn cảnh. Nếu những hành động có quyền lực cao như vậy thì chúng đến từ đâu ? Ta có thể thay đổi chúng không ? Cái gì quyết định mọi hành động của chúng ta. Câu trả lời mà tác giả đưa ra là « Sức mạnh của quết định ». Chính những quyết định của chúng ta làm nên hành động. Do vậy mà vận mệnh của bạn được hình thành trong chính những quyết định của bạn. Tác giả nhấn mạnh chúng ta phải phân biệt giữa « muốn », « thích », « ước ao » và « quyết tâm ». Ví dụ bạn có thế nói « Tôi muốn có nhiều tiền » « Tôi muốn bỏ thuốc lá ». Điều đó hoàn toàn khác với « Tôi quyết tâm có nhiều tiền » và « Tôi quyết tâm bỏ thuốc lá từ ngày hôm nay ». Bạn phải đặt ra cho mình những lằn tiêu chuẩn cho những gì bạn sẽ chấp nhận trong cuộc đời bạn, nếu không bạn sẽ dễ dàng rơi vào cách cư xử hay chất luợng đời sống dưới mức mà bạn đáng được rất nhiều. Thực tế đáng buồn là trong cuộc sống, người ta hay để cho hoàn cảnh quyết định số phận của mình. Người ta thường nói « phải » làm một điều gì đó. Thực tế, cuộc sống là một chuỗi sự lựa chọn, bạn được tự do mà không phải làm điều gì bạn không muốn. Do vậy hãy quyết định nếu bạn muốn mình tự làm chủ và chọn lựa mẫu hình cuộc đời bạn. Đừng để cuộc đời bạn trở nên thành phần của đám đông bị hoàn cảnh chi phối thay vì được dẫn bởi những giá trị của bản thân bạn.

« Cuộc đời là một cuộc phiêu lưu can trường, hoặc chẳng là gì hết » HELLEN KELLER

CHƯƠNG 3: NHỮNG SỨC MẠNH DỆT NÊN CUỘC ĐỜI
« Đời người gồm những khoảng khắc của lý trí, xen lẫn những khoảnh khắc của khôi hài và đam mê » Sir Thomas Browne

Khi luôn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi « Điều gì đã làm nên sự khác biệt giữa các hành động của con người ? Tại sao có những người xuất thân từ hoàn cảnh tốt lại kết thúc cuộc đời mình trong tù tội trong khi những người khác lại dám hi sinh tính mạng mình vì những người xa lạ. Tác giả khẳng định luôn có một động cơ nào đó thúc đẩy con người đến hành động của họ. Đó là SƯỚNG và KHỔ. Tât cả những gì chúng ta làm, chúng ta làm với mục đích là tránh xa đau khổ và đạt niềm vui sướng. Ví dụ như điều gì ngăn cản bạn làm một việc kinh doanh mà bạn đã có ý định trong đầu nhiều năm ? Vì bạn sợ nếu bỏ tiền ra đầu tư, nếu mất sạch vốn liếng thì bạn không biết cuộc đời bạn sẽ ra sao. Dù bạn biết rõ rằng đầu tư có lợi cho bạn, nhưng bạn không làm chỉ vì lúc đó bạn nghĩ làm những việc đó sẽ gây cho bạn nhiều đau khổ hơn là bỏ lỡ một cơ hội. Vì vậy mà chính cách quan niệm đau khổ này đã hình thành nên con người bạn. Nếu ta đi xa hơn nữa, tác giả muốn nói thực tế không phải là tự sự đau khổ hay sướng hình thành nên cuộc đời mỗi người mà là cách họ đánh giá đau khổ hay sướng. Hay nói cách khác là hai người trong cùng một hoàn cảnh có thể cảm thấy đau khổ hay sung sướng tùy cách nhìn nhận của họ. Từ cách lý luận này ta có khẳng định là chúng ta luôn có thể thay đổi cuộc đời của chúng ta bằng cách thay đổi cách đánh giá của chúng ta bất cứ lúc nào.

CHƯƠNG 4 : NHỮNG NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA : SỨC MẠNH XÂY DỰNG VÀ SỨC MẠNH HỦY HOẠI
« Suy nghĩ của chúng ta như thể bức màn che của tinh thần, nó chứa đựng tất cả niềm tin mà chúng ta diễn ta trong cuộc sống » ANTONIO MACHADO

Niềm tin là gì ? Đó không phải là một sự vật mà là một cảm giác chắc chắn về một điều gì đó. Ví dụ như bạn nghĩ rằng bạn thông minh, có nghĩa là bạn cảm thấy chắc chắn là bạn thông minh. Và chính cảm giác này cho phép bạn khai thông những nguồn năng lực giúp bạn tạo được kết quả thông minh. Nhưng chúng ta thường thiếu niềm tin, thiếu sự chắc chắn, khiến chúng ta không sử dụng được những khả năng sẵn có của mình.

Trong chương này, tác giả nêu lên hàng loạt các ví dụ về những người được nuôi duỡng trong cùng một hoàn cảnh nhưng lại có những cuộc đời hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như bạn học tiếng anh ở trường và bạn bị điểm kém. Sẽ có hai niềm tin khác nhau vào việc bị điểm kém này dẫn tới hai kết quả khác nhau. Bạn có thể sẽ tin rằng mình không thể học tốt tiếng anh được vì mình không có năng khiếu. Chính vì niềm tin tiêu cực này mà bạn bỏ bê học và điểm của bạn ngày càng kém hơn. Trong trường hợp ngược lại, bạn tin rằng, để có được điểm cao thì bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho nó. Vì vậy mà bạn quyết tâm giành mỗi ngày 30 phút để học nó. Tiếng anh của bạn cuối cùng được cải thiện lên rất nhiều. Đó chính là niềm tin của chúng ta tạo nên ý nghĩa cho hoàn cảnh mà không phải là hoàn cảnh dệt lên đời sống của chúng ta.

Vậy thì bạn nên tin là cuộc đời này giành cho bạn hay bạn tin là bạn không thể làm được điều gì tốt trong cuộc đời này ? Do vậy, nếu bạn muốn điều khiển cuộc đời mình, bạn phải kiểm soát các niềm tin của bạn.

CHƯƠNG 5 : THAY ĐỔI CÓ THỂ XẢY RA TRONG NHÁY MẮT

Đi từ chính kinh nghiệm của bản thân, tác giả khẳng định mọi điều có thể thay đổi một cách nhanh chống nếu thái độ của chúng ta thay đổi. Vì như đã nói trên, để thay đổi được thì bạn phải thay đổi niềm tin. Niềm tin thứ nhất mà bạn cần phải có để thay đổi một cách nhanh chóng là chúng ta phải thay đổi ngay bây giờ. Niềm tin thứ hai mà tác giả muốn để cập đến là nếu bạn muốn sự thay đổi lâu dài, bạn phải tự chịu trách nhiệm về sự thay đổi của mình. Không ai có thể chịu trách nhiệm thay cho bạn. Cuộc đời bạn là do bạn quyết định và bạn phải có trách nhiệm với nó.

CHƯƠNG 6 : THAY ĐỔI MỘT THÓI QUEN : KHOA ĐIỀU KHIỂN BẰNG LIÊN TƯỞNG

Nếu bạn muốn thay đổi một thói quen thỉ chỉ có cách duy nhất là liên tưởng đến những đau khổ mà thói quen này gây ra cho bạn. Làm như vậy bạn sẽ quyết từ bỏ nó để xây dựng thói quen mới với những liên tưởng đến niềm vui và hạnh phúc mà nó mang lại.

Tác giả nêu lên 6 bước đơn giản nhưng mang lại một kết quả trực tiếp và lâu bền để giải thoát khỏi khổ đau và mang lại niềm vui cho bạn :

1. Quyết định xem bạn thực sự muốn gì và điều gì ngăn cản bạn đạt được nó
2. Tìm động lực : liên kết đau khổ lớn với việc không thay đổi bây giờ và niềm vui lớn với việc thay đổi bây giờ.
3. Đoạn tuyệt với thói quen tiêu cực
4. Tạo một sự chọn lựa mới tích cực
5. Điều khiển thói quen mới cho tới khi ổn định
6. Hãy trắc nghiệm

Tác giả cũng đưa ra một bài trắc nghiệm để giúp bạn bảo đảm rằng kiểu mẫu hành động mới của bạn hiệu quả thích hợp và sẽ tồn tài lâu dài trong tương lai.

CHƯƠNG 7 : LÀM THẾ NÀO ĐẠT ĐIỀU BẠN THỰC SỰ MONG MUỐN

Vậy định nghĩa thế nào về những cái bạn mong muốn, tại sao bạn muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, muốn con cái thành đạt, muốn nhiều tiền, xe hơi đời mới, làm ăn phát đạt, muốn đi du lịch khắp nơi ? Tác giả nhận định rẳng « sở dĩ bạn muốn những điều ấy hay những kết quả ấylà vì bạn coi chúng như những cảm giác nào đó, những cảm xúc hay những tâm trạng mà bạn mong muốn ». Thế mà theo tác giả nói phần trên : những cảm xúc, trạng thái này có thể thay đổi được. Vì vậy, để thay đổi khả năng của bạn hãy thay đổi trạng thái. Để khơi mở nguồn tiềm năng dồi dào trong bạn, hãy đưa mình vào một trạng thái bén nhạy và mong chờ điều kỳ diệu sẽ xảy ra.

CHƯƠNG 8 : HỎI TỨC LÀ TRẢ LỜI
« Ai hỏi thì người ấy trả lời » Tục ngữ Cameroon

Tác giả đã khẳng định trong chương này « Không phải những biến cố dệt nên cuộc đời đã xác định cách cảm nghĩ và hành động của tác giả, mà đúng hơn, chính là cách mà tác giả cắt nghĩa và đánh giá kinh nghiệm cuộc đời của tác giả ». Ý nghĩa mà bạn gán cho một biến cố sẽ xác định những quyết định bạn có, những hành động bạn làm và vì thế xác định số phận của bạn. Và đánh giá không phải là công việc gì khác hơn là nêu lên những câu hỏi. Ví dụ như bạn đang chán nản, vô vọng. Bạn thường đặt ra những câu hỏi đại loại như : có ích gì ? Cố gắng làm gì, rốt cục cũng chẳng làm được gì ? Nếu bạn hỏi những câu hỏi bi quan thì bạn chỉ nhận được những câu trả lời bi quan vì bộ óc của bạn luôn sẵn sàng phục vụ bạn. Như trong trường hơp này nó sẽ trả lời bạn « Đúng là chẳng có ích gì cả ». Vì vậy hãy biết đặt những câu hỏi thông minh.

Hãy nhớ rằng : học cách hỏi những câu hỏi mạnh trong những thời điểm nguy kich là một kỹ năng quyết định lôi kéo bạn ra khỏi những giờ phút khắc nghiệt nhất.

CHƯƠNG 9 : GIỎI VẬN DỤNG NGÔN TỪ SẼ ĐEM ĐẾN THÀNH CÔNG

Tác giả khuyên bạn hãy biết lựa chọn hiệu quả các từ để diễn tả kinh nghiệm sống của mình vì chọn lựa kém các từ có thể làm suy yếu chúng ta. Những từ bạn thường xuyên lựa chọn xẽ hình thành nên định mệnh của bạn. Ví dụ như bạn là người hay nói : tôi chẳng làm được việc gì ra hồn cả, việc đó là quá khó đối với tôi, chúng ta chẳng còn cách nào khác…thì mọi việc sẽ đi theo hướng bạn muốn là không giải quyết được việc gì đến nơi đến chốn. Bù lại nếu bạn luôn nói, chúng ta sẽ làm được, điều này chẳng có khó khăn gì thì với thời gian bạn sẽ thấy mọi việc không có khó khăn gì với bạn. Và những người lãnh đạo hay những người có ảnh hưởng trong xã hội luôn biết cách sử dụng quyền lực của từ ngữ để hướng mọi người hạnh động theo những niềm tin mà họ xác lập.

Chúng ta cần hết sức xác đáng trong các ngôn từ chúng ta sử dụng vì chúng không chỉ có nghĩa đối với chúng ta mà còn đối với người khác nữa. Hãy biết lựa chọn ngôn từ một cách cẩn thận vì nó ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của chúng ta. Vì vậy nếu bạn muốn thay đổi vận mệnh của bạn, hãy thay đổi những từ mà bạn dùng hằng ngày, những từ này sẽ thay đổi cách bạn suy nghĩ về cuốc sống, và thay đổi cách phản ứng lại của bạn với cuộc sống hay thay đổi chính vận mệnh của bạn.

Nào các bạn hãy dùng những từ này khi nói về chính bản thân mình :
Đam mê
Tài năng
Thông minh
Có chí hướng
Quyền lực
Yêu mến

CHƯƠNG 10 :SỨC MẠNH CỦA NHỮNG ẨN DỤ TRONG ĐỜI SỐNG

Tác giả nói rằng chúng ta luôn luôn dùng đến ẩn dụ trong đời sống thường nhật của chúng ta. Ví dụ như bạn nói « Tôi vui như mở cờ trong bụng » người ta hiểu rằng bạn có điều gì rất hứng khởi. Ẩn dụ có thể tạo ra sức mạnh để chúng ta mở rộng và làm giàu kinh nghiệm của mình. Nhưng nếu chúng ta không sáng suốt, chấp nhận một ẩn dụ thì chúng ta sẽ mắc phải những niềm tin tưởng hạn hẹp đi theo ẩn dụ đó.

Bạn có thể coi cuộc đời là một trò chơi. Bạn có thể vui đùa với nó, sống và chơi hết mình với nó. Bạn có thể hình dung ra nó với những mầu sắc khác nhau. Cuộc đời cũng có thể cho bạn những cơ hội để bạn hưởng thụ nó. Hoặc bạn cũng có thể rất căng thẳng để đi hết những bước đi trong cuộc đời. Nó có thể rất hấp dẫn nhưng nó cũng có thể có những cuộc đấu mà bạn phải đánh bại người nào đó và trong thi đấu thì chỉ có một người thắng cuộc. Tất cả phụ thuộc vào vào những niềm tin mà bạn gắn cho chữ « trò chơi ».

Tác giả muốn nói rằng các ẩn dụ sẽ thay đổi ý nghĩa bạn gắn cho bất cứ điều gì, thay đổi quan niệm của bạn về cái sướng và khổ, và biến đổi cuộc đời bạn hiệu quả như nó biến đổi ngôn ngữ của bạn. Vì vậy hãy lựa chọn cho kỹ, thông minh để chúng đào sâu và làm giàu kinh nghiệm sống của bạn và của những người bạn thương mến.

CHƯƠNG 11 : MƯỜI CẢM XÚC TẠO SỨC MẠNH
« Thiếu cảm xúc thì không thể biến đổi bóng tối thành ánh sáng và bất động thành chuyển động » Carl Jung

Có quá nhiều người sống đóng kín trong thói quen thông thường của họ. Mọi ngày, họ thức dậy đúng giờ, làm mọi việc mà ngày nào cũng như ngày nào. Họ sống như vậy từ 20 hay thậm chí 30 năm. Cuộc sống của họ có thể là thoải mái những không có bất kỳ niềm đam mê nào. Tác giả nêu nên rằng cuộc đời của chúng ta trở nên như thế nào phụ thuộc vào cảm xúc của chúng ta. Có quá nhiều người không có sự kiểm soát cho cảm xúc của họ. Đôi khi chỉ là do họ ảo tưởng rằng họ hoàn toàn không kiểm soát được những cảm xúc của mình, chúng bất ngờ xảy đến như để phản ứng lại những sự kiện trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta thường quan niệm sai lầm rằng chúng ta không kiểm soát được những cảm xúc này. Tác giả nêu lên 4 thái độ khác nhau để người ta đối phó với cảm xúc :

1. Trốn tránh
2. Phủ nhận
3. Ganh đua
4. Học hỏi và sử dụng cảm xúc

Tác giả cũng đưa ra sáu bước dẫn tới làm chủ cảm xúc :

1. Xác định rõ bạn đang thực sự cảm thấy gì
2. Nhìn nhận và coi trọng cảm xúc của bạn, biết rằng chúng có ích cho bạn
3. Tìm hiểu thông điệp mà cảm xúc này muốn gửi đến cho bạn
4. Hãy tự tin
5. Hãy tin chắc rằng bạn có thể xử lý cảm xúc ấy không chỉ hôm nay, mà cả trong tương lai nữa
6. Hãy phấn khởi và hành động

Nhờ những bước trên mà bạn có thể xử lý hầu hết các cảm xúc. Tác giả cũng đưa ra 10 dấu hiệu hành động trong chương này.

CHƯƠNG 12 : ĐAM MÊ KỲ DIỆU : XÂY DỰNG TƯƠNG LAI THÔI THÚC
« Mọi sự bắt đầu bằng một ước mơ » Carl Sandburg

Bạn có muốn quyết tâm nắm lấy đời sống mình và vắt tất cả sức mạnh, niềm đam mê và mật ngọt của đời sống không mà bạn biết sẽ thuộc về bạn không ?

Nhiều người trong cuộc đời biết mình phải làm gì, nhưng họ không bao giờ làm. Lý do duy nhất là họ thiếu động lực, một điều chỉ có được do một tương lai thôi thúc cống hiến cho. Chương này sẽ cho đưa bạn đến những ước mơ mà nhờ nó bạn có thể khám phá ra điều gì đó thúc đẩy bạn vuơn tới mức độ cao hơn. Đối với tác giả, không ai là luời cả, đó chỉ là do mục đích làm cho họ không có động lực để đi đến cùng. Nếu ngay cả sau một đêm rất ngắn, bạn vẫn có thể dậy sớm vào buổi sáng, thì đó là vì mục đích mà bạn đặt ra thực sự đam mê bạn. Vì vậy để đạt được nó, bạn luôn có sẵn năng lượng, và đó là sự quan trọng của « ước mơ ».

CHƯƠNG 13 : MƯỜI NGÀY THỬ THÁCH TÂM TRÍ
« Thói quen có thể là người đầy tớ tốt nhất, hoặc là người chủ tệ nhất »

Với chương này, tác giả giúp bạn thiết lập những thói quen tốt, những tiêu điểm kiểu mẫu giúp bạn tối ưu hóa ảnh hưởng của bạn lên chính mình và người khác.

Tác giả nêu lên 4 qui luật đơn giản nhưng quan trọng cho 10 ngày thử thách

Qui luật 1 : Trong 10 ngày liên tiếp, bạn hãy từ chối không để đầu óc suy nghĩ đến những ý tưởng hay cảm xúc tiêu cực. Từ chối chiều theo những vấn đề tiêu cực hay những ngôn từ hoặc ẩn dụ có hại.

Qui luật 2 : Khi bạn thấy mình bắt đầu tập trung vào một ý tưởng tiêu cực nào, hãy lập tức dùng những kỹ thuật bạn đã học để định hướng lại chú ý của bạn sáng một tình trạng cảm xúc tích cực hơn.

Qui luật 3 : Trong muời này liên tiếp, bạn hãy bảo đảm rằng mình tập trung suốt đời vào các giải pháp chứ không vào các vấn đề.

Qui luật 4 : Nếu bạn thấy mình trì trệ, đừng dằn vặt mình, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn thay đổi ngay tình trạng này.

Hãy đọc sách nhiều để có thêm kiến thức, đọc những gì giá trị chất lượng, bổ ích thì còn quan trọng hơn cả việc ăn uống…