Giới hạn thất bại

Bạn sẽ làm gì khi bạn biết công việc, dự án sáng tạo, ý tưởng kinh doanh hay mối quan hệ hoàn toàn không khả thi ? Làm thế nào để bạn có thể chuyển những cảm giác thất bại đó thành kinh nghiệm lớn mạnh bản thân, bạn liệu có thể sáng tạo tối ưu hay khám phá cuộc chơi tốt hơn ?

Mình sẽ chỉ cho bạn cách đối phó với những giới hạn thất bại này ra sao

Tìm ra giới hạn thất bại

Bước đầu tiên bạn phải xem xét phần không hiệu quả. Phần lớn công việc hoạt động tốt trong khi những phần khác dường như đi chệch hướng với những gì bạn muốn. Quan tâm đến những giới hạn thất bại ? Bạn thất bại về những gì ? Bạn diễn tả những vấn đề này như thế nào ? Bạn không thích chúng ở điểm nào ?

Chuyển vấn đề ra khỏi con người bạn, giống như một bài toán cần lời giải hay một vật bị vỡ cần được hàn gắn lại. Chỉ cho phép bạn đối xử với các vấn đề như một yếu tố bên ngoài dù bạn đang cảm thấy bất an, tức giận, phẫn uất, áp lực, lo lắng…trong con người bạn.

Mình thường làm điều này bằng việc viết ra danh sách những tình huống thất bại. Đôi khi mình bắt đầu bằng việc viết về thành công mình đạt được sau đó mình nhìn vào những thất bại. Nhưng thường mình không quan tâm với thành công, vì nó thì không cần thiết trong hầu hết các trường hợp. Nếu mình đối xử tình huống như một bài toán, mình không cần bắt đầu viết về những điều mình thích về toán học hay bản chất của những bài toán đặc biệt này. Mình chỉ có thể tìm cách giải quyết vấn đề một cách trực tiếp. Nhưng nếu bạn có quá nhiều cảm xúc xung quanh vấn đề, bạn có thể thấy hữu ích khi tập trung vào những mặt tốt trước, sau đó bạn có thể trấn tĩnh lại đủ để nhìn nhận vấn đề một cách khác quan hơn.

Tuy nhiên hãy đi tiếp và viết ra những thất bại. Thêm nữa, phải chắc chắn xem xét thất bại như là những vấn đề bên ngoài bạn. Điều gì có thể là nguyên nhân bên ngoài ? Đó có thể là người bạn đời của bạn không làm bạn đủ xúc động, không đủ hài hước. Để làm được bước này, đổ lỗi cho người khác thì hoàn toàn là tốt.

Chi tiết nhất nếu bạn có thể. Nếu bạn không thích công việc của bạn, thì bạn không thích điều gì ? Đồng nghiệp của bạn thật buồn chán ? Ông chủ của bạn không trả cho bạn lương cao ?

Phàn nàn về thế giới xung quanh bạn

Tưởng tượng rằng bạn đang ở trong một thế giới trong mơ và nó có thể tạo bất kỳ những gì mà bạn muốn. Bây giờ tiến thẳng và gào lên thật to về thế giới.
Giấc mơ bạn biến mất như thế nào ? Bạn có nghĩ là nó có thể tốt hơn ? Nói ra nơi nào bạn thất bại. Nói điều này thật to. Bạn có thể thêm gì vào những phàn nàn của bạn về thế giới ? Kinh nghiệm thất bại ở đâu ?

Xoay chuyển những kinh nghiệm thất bạo thành niềm khát khao

Điều này thì tốt khi bạn tìm ra được những vấn đề, nhưng tất nhiên bạn không muốn đình trệ ở đó. Không ai thích những lời than phiền không nguôi, thế giới này cũng vậy. Vì vậy bước tiếp theo là sử dụng những kinh nghiệm thất bại này để định ra những mong ước của bạn.

Đây là cách khá dễ dàng. Chỉ cần nhìn vào kinh nghiệm thất bại, và viết ra nó sẽ như thế nào khi vấn đề được giải quyết. Nếu vấn đề thất bại không ở đó, bạn liệu có những kinh nghiệm không ? Đó là mong ước của bạn.

Bây giờ bạn có danh sách những gì bạn muốn thay vì đắm mình trong những điều bạn không muốn. Và bạn có thể bắt đầu tập trung vào những chuyển đổi cụ thể để giải quyết những thất bại hay và bắt đầu điều mới mẻ.


Từ thất bại đến thành công

Chỉ ra những điểm thất bại để tránh đình trệ trong thất bại đó. Khi chúng ta đình trệ quá lâu, chúng ta có xu hướng chủ quan hóa vấn đề của chúng ta, đưa chúng tới điểm mà khó có thể giải quyết được. Nhưng khi bạn xem xét những kinh nghiệm thất bại, nó giúp bạn nhìn vấn đề một cách khách quan. Sau đó bạn hành động để tìm ra nguyên nhân thất bại và bước tiếp. Thêm nữa, bạn càng thực hiện các bước này, bạn càng trở nên tốt hơn cho việc đối mặt với thất bại.