Trách nhiệm cá nhân

Một thách thức khó khăn để hoàn thành mục tiêu là nhận thức được những việc còn lại phải làm và tiếp tục thực hiện mục tiêu đó. Biết bao nhiêu lần bạn thiết lập mục tiêu, bắt đầu thực hiện việc với dự định tốt và sau một thời gian, bạn nhận ra mục tiêu đó bằng cách nào đó đã trượt khỏi tầm với của bạn?

Ảnh hưởng bên ngoài tác động mạnh làm cho chúng ta trượt khỏi hướng đi. Và nếu bạn có một cuộc sống bận rộn, những ảnh hưởng này có thể tác động nhiều lần trong ngày. Điện thoại reo, thư điện tử phải trả lời, bản báo cáo mới phải viết, một người tới thăm, một việc khác được thêm vào danh sách bạn phải làm, một điều mới phải suy nghĩ. Tất cả những việc này chỉ làm bạn sao nhãng cho những gì thực sự là quan trọng.

Vì vậy chúng ta phải sử dụng sức mạnh đối lập để quay trở lại con đường đã vạch ra, tự đưa bản thân quay trở về mục tiêu. Xem lại mục tiêu một lần một tháng hay một lần một tuần thì không đủ. Mình nhận ra rằng mình phải nhìn lại mục tiêu của mình hằng ngày. Nếu không mình bắt đầu đi quá xa mục tiêu, thu hút bởi những gì chỉ đơn thuần là quan trọng thay vì những gì thực sự quan trọng. Đó là phương pháp liên tục xem lại mục tiêu và tiếp tục những bước đi đúng đắn.

Vào năm 2016 mình viết ra 14 mục tiêu. Chúng được chi ra thành 3 mục tiêu thiết yếu và 11 mục tiêu thứ yếu. Tất cả mục tiêu này thì đều quan trọng. Nhưng những mục tiêu thiết yếu là những mục tiêu sẽ tạo nên sự khác biệt rất lớn. Hoàn thành bất kỳ một trong ba mục tiêu thiết yếu thì quan trọng hơn rất nhiều việc hoàn thành 11 mục tiêu thứ yếu.

Nhưng những mục tiêu thứ yếu rất cuốn hút mình để thực hiện chúng trước tiên. Bởi vì chúng dễ thực hiện hơn. Những mục tiêu này mang lại cho bạn ngay lập tức cảm giác hoàn thành. Một vài mục tiêu chỉ đơn giản là tiếp tục những thói quen đã tồn tại. Phần lớn mục tiêu khác có thể được giải quyết trong vòng 20-40 giờ làm việc cho mỗi mục tiêu. Nhưng những mục tiêu thiết yếu thì không tự động, không chắc chắn mình sẽ hoàn thành và mỗi mục tiêu cần hàng trăm giờ làm việc. Vì vậy nếu mình không làm điều gì đó đặc biệt để giữ bản thân thực hiện những mục tiêu thiết yếu, thì trong hầu hết trường hợp mình sẽ hoàn thành mục tiêu thứ yếu trước và bắt đầu vài mục tiêu thiết yếu nhưng không hoàn thành bất kỳ một mục tiêu nào trong năm đó. Và điều này thì không tốt chút nào.

Vậy làm thế nào mình để mình tập trung vào mục tiêu thiết yếu, mặc dù có quá nhiều áp lực để làm những việc khác ? Mình duy trì một « chương trình trách nhiệm bản thân ». Nó bao gồm 1 trang viết với mục tiêu cho năm 2016, 1 trang liệt kê danh sách các dự án cho 2016 và 1 trang liệt kê các hành động phải tiến hành. Mình luôn mang theo tài liệu này bên người.

Trước tiên, điều này giúp mình bởi vì mình luôn luôn giữ dòng chữ này trên bàn làm việc, mình mở và đọc nó hằng ngày, thậm chí nhiều lần trong ngày. Điều này là tự động bởi vì nó chứa danh sách những hành động tiếp theo. Vì vậy mình đọc mục tiêu của mình thường xuyên, và mình luôn luôn nhận ra đâu là ba mục tiêu quan trọng nhất. Đó là cách để mình kiểm tra để chắc chắn rằng mình vẫn trên đường đua và điều chỉnh nếu cần.

Thứ hai, mình chia danh sách dự án và danh sách hành động tiếp theo thành hai phần: thiết yếu và thứ yếu. Dự án thiết yếu và những hành động tiếp theo là những việc đưa mình trực tiếp đến hoàn thành những mục tiêu thiết yếu. Những dự án thứ yếu và hành động khác hoặc đưa mình đến mục tiêu thứ yếu hoặc là chúng không liên quan đến mục tiêu nào cả như khi mình phải trả tiền thuế..

Bạn có thể bắt đầu nhận thấy lợi ích trong cách tiếp cận này. Bất kể khi nào mình nhìn vào những hành động hay dự án phải làm tiếp, những hành động thiết yếu luôn ở đầu danh sách. Vì vậy điều này chỉ ra hành động tiếp theo nào là quan trọng nhất.

Đôi khi mình gặp khó khăn, và mình không phải lúc nào cũng hoàn thành tốt, nhưng mình chủ định giành 50% thời gian mỗi ngày vào thực hiện những mục tiêu thiết yếu. Biết được những gì là hành động tiếp theo và liên kết chúng với mục tiêu thì rất hiệu quả. Mình có thể chỉ cần đi thẳng tới danh sách các hành động tiếp theo và bắt đầu thực hiện những hành động thiết yếu.

Vào cuối ngày, mình có thể thấy là mình thực hiện nhiều hành động từ danh sách thiết yếu hay phần lớn từ danh sách thứ yếu. Mình lập tức biết được mình có tập trung vào những điều thực sự quan trọng hay mình đang đi chệch hướng. Nếu mình không chệch hướng, mình biết chắc chắn mình đang đi đúng hướng. Bạn không có cách nào để hợp lý hóa hay chứng minh là bạn đang đi đúng hướng trong khi hiện tại không thực sự là vậy. Đây là một cách để mình giữ kết quả hằng ngày và luôn biết mình đang đứng ở đâu.

Điều gắn kết tất cả mọi thứ là « chương trình trách nhiệm bản thân ». Điều này giữ trách nhiệm trong nhận thức của mình, từ đó mình sử dụng chúng hàng ngày. Khi nào mình nghi ngờ về hành động tiếp theo, mình có thể giở sang trang sau và xem lại những gì liên quan đến dự án và giở sang trang tiếp theo để xem lại những mục tiêu đằng sau nó. Và với chỉ 3 mục tiêu thiết yếu, mỗi một mục tiêu trong một lĩnh vực của cuộc sống, điều này luôn luôn rất rõ ràng mục tiêu nào mình cần phải tập trung vào làm.

Không có phương pháp hệ thống trách nhiệm hằng ngày này, kết quả tự nhiên sẽ là bạn sẽ đi lạc nối. Sau đó vào cuối năm bạn nhìn lại bản thân va luyến tiếc. Để ngăn cản điều đó bạn phải xem lại trách nhiệm bản thân vào mỗi ngày. Khi bạn nhìn lại một ngày qua đi và nhận thấy bạn thật ngu ngốc, bạn có thể ngay lập tức cam kết làm tốt hơn vào ngày hôm sau. Làm tốt hơn mỗi ngày thay vì « làm sai » và sau đó quay lại một cách đau khổ vào cuối năm.

Ý định tốt nhất sẽ thống trị bởi bất kể hệ thống nào mà bạn thiết lập. Nếu bạn không có một hệ thống, thì hoặc là những thói quen cũ hoặc là sự hỗn độn sẽ ngự trị bạn về lâu dài, không quan trọng ý định và động lực của bạn. Phương pháp trách nhiệm bản thân là một trong những cách để giúp bạn tiếp tục. Vì vậy trách nhiệm tồn tại ở mọi mức độ. Nhưng chìa khóa thực sự là nó trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày. Không có sự tập trung hằng ngày vào những mục tiêu thực sự quan trọng, bạn sẽ dễ đánh mất ánh sáng và bị đưa bạn ra ngoài lề. Vì vậy dù bạn cần một chút cố gắng để thực hiện thiết lập trách nhiệm mục tiêu, nhưng nó thì đáng giá.