Nếu bạn muốn tăng tỷ lệ thành công, bạn phải tăng tỷ lệ thất bại. Thành công đến ít nhất một phần từ khối lượng việc thử sức của bạn. Nếu bạn muốn bán nhiều hàng hơn, bạn phải thực hiện nhiều cuộc gọi tới khách hàng. Một nguyên lý khá đơn giản và tồn tại từ rất lâu.
Chúng ta đều biết rằng bạn cũng có thể cố gắng để tăng tỷ lệ thành công của bạn, nhưng trong bài viết này, chúng ta chỉ xem xét khái niệm tăng số lần bạn thử sức.
Hầu hết chúng ta đều nhận lời khuyên rằng bạn phải thử làm việc gì đó trong lĩnh vực bạn biết và có khả năng lớn thành công. Nhưng mình muốn xem xét ý tưởng này một cách xa hơn. Hãy thử những điều bạn biết là bạn sẽ thất bại.
Hãy đọc tiếp và mình sẽ giải thích làm thế nào điều này lại có lợi cho bạn.
Mình sẽ không khuyên bạn làm điều này khi bạn có rất nhiều nhà đầu tư người tin tưởng vào thành công của bạn hoặc khi hậu quả của thất bại là lớn. Nhưng có rất nhiều thứ bạn có thể làm và bạn biết bạn sẽ thất bại nhưng không có hậu quả xấu về lâu dài. Có gắng học chơi một nhạc cụ khi bạn không có bất cứ tài năng nào về âm nhạc. Thử làm một dự án nhỏ vượt trên khả năng kỹ thuật của bạn. Hỏi xin một công việc, một sự thăng chức hay tăng lương khi bạn biết người khác sẽ nói không. Đề nghị một cuộc hẹn hò khi bạn biết bạn sẽ bị từ chối một cách lạnh nhạt. Đăng ký chạy 10 km khi bạn thậm chí không chạy được 1km.
Có rất nhiều lợi ích tích cực từ việc thử những điều thất bại là chắc chắn:
1/Bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệm về thất bại, làm thế nào để đối mặt với chúng, và làm thế nào để đứng dậy sau thất bại ít nhất cũng quan trọng như học cách đón nhận thành công. Bạn sẽ trở nên tốt hơn trong việc chuẩn bị đối mặt với thất bại trong tương lai. Bạn sẽ học được cách đứng dậy, tìm ra được bài học quý giá và sử dụng nó như một phương cách hữu ích.
2/Bạn sẽ phát triển tính khiêm tốn và điều này sẽ cho phép bạn phá bỏ tính kiêu ngạo vì vậy hoặc bạn sẽ trở thành người không quá tích cực hoặc không quá tiêu cực và hiệu quả công việc của bạn sẽ trở nên ổn định và bền vững hơn.
3/Bạn sẽ đi thẳng tới giới hạn và thoải mái hơn khi làm việc chống lại chúng thay vì chậm chạp đằng sau tiềm năng bạn chưa dùng đến.
4/Bạn sẽ tăng cường sức bền của bạn chống lại sự thất bại trong tương lai.
5/ Nhiều công việc mà bạn thất bại vẫn có những phần thành công. Ví dụ có thể bạn thất bại trong việc cố gắng giảm 10kg bạn vẫn giảm được 3kg.
6/Bạn sẽ trở nên tốt hơn trong khi học được sự khác nhau giữa một dự án thất bại và dự án thành công. Và điều này cho phép bạn thực hiện được nhiều thành công khi bạn có dự án thực sự quan trọng bởi vì bạn đã có nhiều kinh nghiệm. Bạn sẽ thường xuyên có được thành công.
7/Bạn sẽ phát triển sức đối phó tốt hơn. Bạn sẽ quen với việc mọi người chê bai và từ chối bạn vì bạn thất bại và bạn sẽ có khả năng giải quyết dự án lớn mà không lo lắng người khác nghĩ gì.
8/Bạn sẽ trở nên bền bỉ hơn. Bạn sẽ nhận ra rằng sự thất bại không là vấn đề lớn như mọi người vẫn nghĩ. Khoảng 50 triệu tinh trùng thất bại trong khi cố gắng tạo ra bạn và chỉ có một trong số đó làm nên bạn.
9/Bạn sẽ điều khiển bản thân tiến tới hành động và ngừng suy nghĩ. Bạn sẽ kéo bạn ra khỏi trạng thái phân tích và bạn sẽ bắt đầu hành động thay vì chỉ đặt ra câu hỏi và lên kế hoạch cho chúng.
10/Và trên hết, bạn sẽ học rằng bạn đã sai và bạn sẽ thành công trong những việc thậm chí thất bại dường như là chắc chắn. Bạn sẽ vứt bỏ những giới hạn niềm tin và biết được điều gì thực sự là có thể với bạn. Bạn sẽ khám phá ra tài năng mới mà bạn chưa bao giờ có. Bạn sẽ học rằng những khái niệm trước đây của bạn về thực tế thì quá bi quan, và bạn sẽ vượt qua chúng để đạt được nó.
Hãy làm cho thất bại trở thành người bạn của bạn và thành công sẽ tiến lại gần hơn.
Lời khuyên này dường như mâu thuẫn và nực cười khi so sánh với những bài viết trước của mình. Nhưng những gì mình khuyên ở đây là sử dụng sự thất bại có chủ ý như là một bài thực hành. Đừng thất bại vào những mục tiêu thực sự quan trọng. Hãy đón nhận sự thất bại khi nó không gây vấn đề gì. Bằng việc ở trong hoàn cảnh hy vọng sự thất bại, bạn sẽ thích thất bại hơn nếu bạn hy vọng thành công. Bạn đang không cố gắng thành công trong bài luyện tập này. Bạn đang cố gắng tăng lòng độ lượng và thấu hiểu về sự thất bại và chối bỏ.
Sợ thất bại và sợ từ chối làm ngăn trở rất nhiều người thiết lập và hoàn thành mục tiêu lớn. Vì vậy điều này là quan trọng để phát triển sự miễn dịch cho cả hai. Bắt đầu từ những điều nhỏ kiểm soát khối lượng sự thất bại và sự từ chối là một cách để giúp bạn chống lại chúng. Chúng sẽ không giết chết bạn mà sẽ làm bạn lớn mạnh hơn.
Nếu không có sự kiểm soát này bạn sẽ phải chịu sống với chứng bệnh sợ thất bại. Thậm chí những thất bại nhỏ cũng đánh gục bạn (chần chừ, lười biếng, và bi quan). Vì vậy bạn bắt đầu tránh những thất bại này. Nhưng thật không may mắn, thành công có được không đi liền với sự sợ hãi. Tránh sợ hãi, bạn sẽ không có được thành công.
Tránh thất bạo thì dễ dàng hơn đối mặt với sự sợ hãi. Bằng việc tự đặt mình vào những tình huống bạn biết sẽ thất bại, bạn sẽ loại bỏ thói kiêu ngạo của bạn. Tưởng tượng bạn muốn tán tỉnh ai đó trong khi bạn chắc chắn 100% nhận được từ « KHÔNG » và bạn vẫn làm điều đó để nhận từ « KHÔNG ». Điều này ít căng thẳng hơn việc thực hiện nó khi bạn mong muốn mãnh liệt có được « ĐỒNG Ý » nhưng không nghĩ bạn có thể có được. Bằng những kinh nghiệm thông qua sự thất bại, bạn sẽ phát triển nghị lực để vẫn có thể làm chúng khi bạn muốn có « ĐỒNG Ý ».
Đối mặt với thất bại, sự chối bỏ, bạn sẽ không phải sống cuộc sống của người sợ thất bại. Hãy hỏi chính bạn « Việc nhỏ gì mà mình có thể thất bại ngày hôm nay ? » Sau đó tiến tới làm chúng. Hãy vui đùa với điều đó. Hãy để bản thân bạn khám phá rằng thất bại không đáng sợ đến mức bạn cần phải tránh bằng mọi giá.
Bài viết này được dich từ bài viết «Are You A Failure Germaphobe?» trên blog của Steve Pavlina. « Mình » trong bài viết này muốn nói Steve Pavlina.