Trong video này mình sẽ nói với bạn làm thế nào bạn có thể dậy sớm một cách thường xuyên. Bạn sẽ tìm thấy trong video này 5 tips mà mình đã áp dụng để thực hiện việc dậy sớm. Trước đây mình là người thức rất khuya và thường hay ngủ muộn, dậy muộn. Có những ngày mình thức dậy vào lúc 12h trưa không quan trọng là buổi tối mình đi ngủ lúc nào. Với thời gian khi mình nhiều tuổi hơn mình nhận thấy thói quen ngủ thất thường của mình ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công việc của mình. Như khi mình ngủ dậy muộn mình thường đau đầu và cảm thấy mệt mỏi. Mình quyết định học cách đi ngủ sớm và dậy sớm. Khi mình bắt đầu học cách dậy sớm thì mình cũng tìm ra cách để cho mình thêm động lực mỗi ngày và để việc thức dậy sớm trở nên dễ dàng hơn. Nhờ dậy sớm mà mình thấy có sự thay đổi tích cực đến sức khỏe, trí tuệ và hiệu quả công việc của mình. Trong video này mình sẽ chia sẻ cho các bạn 6 bước mà bạn có thể áp dụng nếu bạn muốn tập thói quen dậy sớm và cách này sẽ làm cho việc thức dậy sớm trở nên dễ dàng hơn. Giống như James Clear đã nói trong cuốn Atomic habits, nếu bạn không cần nhiều công sức để làm một việc thì sẽ dễ dàng cho bạn hơn để thực hiện nó.
TIP 1: Tạo thời gian biểu đi ngủ một cách kiên định
Điều đầu tiên mà bạn cần làm là lập một thời gian biểu giờ giấc đi ngủ một cách thích hợp và nhất quán. Vì sao điều này là quan trọng và cái gì quan trọng trong bước này ? Điều quan trọng của việc này là giúp bạn có đủ số lượng giờ ngủ khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Bởi vì nếu bạn mệt vào buổi sáng thì sẽ rất khó khăn để có động lực ra khỏi giường. Mình muốn nhấn mạnh ở điểm này là điều quan trọng không phải là bạn lên giường đi ngủ sớm mà quan trọng là bạn lên giường vào một giờ nhất định. Nếu có những buổi tối bạn lên giường vào lúc 9PM và có những buổi tối bạn lên giường vào 11Pm hay có những buổi vào 12PM thì cơ thể bạn không hiểu bạn muốn làm gì và điều này sẽ làm cho chất lượng giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng xấu đi.
TIP 2: Có thói quen thiết lập kế hoạch công việc vào buổi tối
Bạn phải có các thói quen lập kế hoạch việc cần làm của một buổi tối. Việc này giúp bạn sẽ định ra thời điểm nhất định để lên giường đi ngủ. Nếu bạn quyết tâm đi ngủ lúc 9PM tối nay, nhưng bạn đi làm về, nấu ăn cho con, rồi xem ti vi, làm việc này việc kia và sau đó bạn nhìn vào đồng hồ và nói, “ôi đã gần 9h rồi mình phải đi ngủ đây”. Nhưng khi bạn lên giường vào thì bạn nghĩ về việc này việc kia mà bạn chưa hoàn thành, bạn mất tập trung và khó ngủ. Bạn thức đến 10h30 hay 11h mà vẫn chưa ngủ được. Bạn không hiểu sao đã cố gắng ngủ sớm mà không được. Vì vậy để ngủ đúng theo giờ bạn dự định thì bạn phải lên kế hoạch làm gì trước khi đi ngủ. Ví dụ nếu bạn muốn đi ngủ vào lúc 10h, bạn cần phải nghĩ đến việc bạn cần làm vào buổi tối trước khi đi ngủ vào lúc 10h. Ví dụ mình phải thay pyjama, mình phải đi đánh răng, mình phải đi rửa bát đĩa, mình phải đọc sách cho con. Và sau đó nghĩ xem những việc này cần của bạn bao nhiêu thời gian. Sau đó bạn quyết định bữa tối phải nấu xong lúc mấy giờ, và việc đọc sách cho con bắt đầu lúc mấy giờ… như vậy bạn sẽ có thời gian chuẩn bị để lên giường. Khi bạn biết mỗi việc cần khoảng bao nhiêu thời gian thì bạn sẽ lập kế hoạch để làm trước khi đến giờ bạn lên giường đi ngủ cho đúng giờ.
TIP3: Lên kế hoạch cho ngày tiếp theo vào buổi tối trước khi bạn đi ngủ
Bước thứ ba là bạn lên kế hoạch cho ngày tiếp theo vào buổi tối hôm trước. Mình thực sự khuyên bạn thực hiện việc này vào buổi tối trước khi bạn đi ngủ. Nếu bạn lên kế hoạch cho ngày hôm sau thì bạn có động lực để thức dậy sớm vào ngày hôm sau. Và khi bạn thức dậy vào buổi sáng hôm sau bạn sẽ không đặt ra câu hỏi là vì sao bạn dậy sớm hay mình không có việc gì làm thì dậy sớm để làm gì ? Vậy tốt hơn là mình nên ngủ tiếp. Còn nếu bạn có kế hoạch thì bạn sẽ nói, OK mình cần phải dậy sớm vì mình sẽ làm dự án này như là mình dậy chạy, mình gửi thư trả lời khách hàng, mình viết sách…Vì vậy nếu bạn thiết lập kế hoạch từ trước thì bạn sẽ biết rõ ràng là bạn sẽ làm gì và làm cho việc thức dậy sớm trở lên dễ dàng hơn.
TIP 4: Đặt chuông đồng hồ không ở gần giường ngủ
Đạt chuông ở gần giường ngủ có thể làm cho bạn tắt chuông ngủ và đi ngủ lại. Cơ thể khi vừa mới thức dậy vẫn trong tình trạng buồn ngủ và muốn ngủ tiếp. Vì vậy nếu bạn đặt chuông ngay cạnh giường thì bạn sẽ dàng tắt chuông ngay trong giây phút đầu. Bạn có thể để chuông cách xa giường ngủ cái bắt bạn phải ra khỏi giường. Việc đi ra khỏi giường sẽ làm cho bạn có thời gian đánh thức tâm trí bạn để bạn bắt tay vào làm việc mà bạn đã dự định vào buổi sáng.
TIP 5: Bắt đầu kế hoạch của bạn ngay lập tức
Khi bạn thức dậy thực hiện ngay công việc mà bạn đề ra.
Những gì bạn lên kế hoạch từ trước, hãy đảm bảo bạn thực hiện nó ngay lập tức. Nếu bạn lên kế hoạch đến phòng tập thể dục, đi ra ngoài chạy bộ, trả lời thư, viết blog, viết sách, làm video…bất kể là gì hãy đảm bảo bạn làm nó ngay lập tức. Điều này sẽ làm cho tâm trí của bạn thấy rằng thức dậy sớm có ích và đáng giá đối với bạn. Nếu bạn thức dậy sớm không làm ngay những gì bạn thiết lập kế hoạch từ hôm trước bạn sẽ bảo ôi mình mệt quá, mà mình dậy sớm nên mình có nhiều thời gian để làm việc này lát nữa. Và bạn phí thời gian cả buổi sáng vào những việc không cần thiết. Và sáng hôm sau bạn thức dậy bạn không thấy có thêm động lực vì hôm trước bạn không hoàn thành kế hoạch như dự định. Nhưng nếu bạn thức dậy và làm ngay những gì mà bạn phải làm thì điều đó làm cho bạn rất có động lực vì bạn thấy rằng thức dậy sớm thực sự mang lại cho bạn thêm nhiều lợi ích tích cực
Khi mình thức dậy vào 5AM, mình uống một cốc nước. Việc uống nước vào buổi sáng sớm trước khi ăn rất tốt cho sức khỏe. Sau đó mình đi ra ngoài tập thể dục 30 phút và quay về nhà làm việc trong vòng 1 tiếng trước khi mọi người tỉnh dậy.
TIP 6: Hãy kiên định, nhất quán
Tất nhiên chúng ta biết rằng thức dậy sớm sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu nó trở thành thói quen hằng ngày của chúng ta. ĐIều mình muốn nói nhất quán ở đây là nhất quán về thời gian bạn thức dậy buổi sáng. Bạn không nên nói là OK mình sẽ thức dậy vào sớm hôm nay vào 4h30 vì mình có nhiều việc phải làm. Sau đó ngày hôm sau bạn lại nói rằng 4h30 thì sớm quá mình hôm nay sẽ dậy vào lúc 6h. Nếu bạn làm như vậy thì cơ thể bạn sẽ rất khó tìm thấy khung giờ của nó và bạn sẽ khó ngủ sớm và ngủ không ngon và sẽ thức dậy mệt mỏi. Vì vậy hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn thực hiện mọi việc một cách nhất quán. Và việc mình muốn nói nhất quán và xuyên xuyết ở đây không chỉ về thời gian bạn đi ngủ và thức dậy nhưng đồng thời nhất quán thức dậy sớm tất cả mọi buổi sáng.
Có thể trong tuần đầu khi bạn đang học cách dậy sớm thì bạn dậy sớm các ngày trong tuần nhưng đến cuối tuần bạn hơi mệt và muốn ngủ dậy muộn cuối tuần. Nhưng làm như vậy thì bạn tiếp tục thay đổi giờ giấc của cơ thể bạn và bạn lại rơi vào tình trạng khó ngủ và ngủ không tốt và thức dậy mệt mỏi và việc thức dậy sớm của bạn sẽ vẫn trở nên khó khăn hơn. Mình biết rằng cuối tuần bạn có xu hướng sẽ ngủ nhiều thậm chí còn rất nhiều (vì mình trước đây cũng vậy) nhưng việc thực hiện thói quen thức dậy sớm sẽ dễ hơn nếu bạn không ngủ nhiều vào cuối và thực hiện kế hoạch thức dậy sớm như ngày trong tuần. Tất nhiên bạn không phải làm việc vào cuối tuần nhưng bạn vẫn có thể thức dậy sớm để làm những điều mà bạn thực sự thích như tập thể dục, uống cafe, nấu bữa ăn sáng bạn thích, đi ra ngoài ngắm bình minh…Bạn có thể thay đổi cuối tuần nhưng hãy cố giữ thói quen thức dậy sớm cuối tuần như vậy bạn sẽ học cách thức dậy sớm một cách nhanh hơn. Nếu bạn đã quen với thức dậy sớm rồi mà có ngày bạn đi chơi khuya hay có dự án làm việc khuya và việc dậy sớm vào buổi sáng hôm sau có thể sẽ rất khó thế thì bạn có thể ngủ thêm ngày đó hoặc nghỉ trong ngày. Nhưng nếu bạn đang cố hình thành thói quen dậy sớm, nếu bạn không thực hiện dậy sớm đều thì sẽ rất khó thực hiện được thói quen này.
Mình hy vọng rằng video này sẽ mang lại cho bạn thông tin hữu ích để hình thành thói quen dậy sớm để làm việc cho dự án của bạn hay thay đổi bản thân.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi video này. Nếu bạn thích thì các bạn đừng quên nhấn vào nút like và chia sẻ để ủng hộ và giúp kênh của mình phát triển hơn nữa. Và nếu bạn chưa đăng ký vào kênh của mình, hãy đăng ký ngay nhé, mình thực hiện 2 đến 3 video hàng tuần về phát triển bản thân, độc lập tài chính, kinh doanh và đầu tư.