Dám nghĩ lớn – David J. Schwartz

Bạn muốn nhận được thành quả lớn lao trong cuộc sống ? Bạn muốn tiến tới và thực hiện được giấc mơ của mình ? Bạn có đủ thông minh để đi tìm những kiến thức cần thiết để đạt được giấc mơ của mình ? Bạn đủ sáng suốt để lựa chọn cho mình những phương thức giúp bạn bạn tiến tới mục đích của bạn. “Hãy nghĩ lớn” Đó là câu trả lời của David J. Schwartz tác giả cuốn sách “Dám nghĩ lớn” mà bản dịch của nó có ở Việt Nam từ năm 2009.

Quyển sách bắt đầu bằng bằng một câu chuyện: Đó là hội thảo hằng năm của một công ty. Giám đốc marketing muốn chỉ ra một điều: một nhà buôn bán đã bán được 60.000 đôla doanh thu trong khi doanh thu trung bình của các nhà bán khác là 12.000 đô la.

Giám đốc marketing muốn chỉ ra một điều là: người bán hàng này không thông minh 5 lần hơn những người bán hành khác. Anh ta thậm chí ở mức trung bình so với những người khác. Người bán hành này không làm việc nhiều hơn những người khác 5 lần. Anh ta thậm chí còn có nhiều thời gian rỗi hơn những người khác. Anh ta có nhiều tiền hơn những người khác ? Không, tài khoản của anh ta chỉ ở mức trung bình. Anh ta có sức khỏe tốt hơn những người khác? Không, anh ta cũng không khỏe hơn những người khác. Chỉ đơn giản là anh ta nhìn mọi thứ xa và lớn hơn mọi người 5 lần. Anh ta dám nghĩ và nghĩ táo bạo hơn những người khác năm lần.

HÃY NHÌN MỘT CÁCH RỘNG LỚN VÀ BẠN SẼ SỐNG TRONG SỰ THỊNH VƯỢNG

Vậy bạn sẽ hỏi “Tại sao nếu dám nghĩ lớn giúp bạn đạt được nhiều thứ như vậy, nhưng vẫn có rất ít người suy nghĩ theo cách đó? ” Và câu trả lời của tác giả là “Tầm nhìn của đa số chúng ta thường mờ mịt, phần lớn chủ là những ý nghĩ vặt vãnh và không khoáng đạt. Môi trường xung quanh chúng ta đầy rẫy những kẻ chỉ muốn kéo chúng ta xuống trở thành người tầm thường”

Những người có suy nghĩ hẹp hòi thường nghĩ, cái gì đến sẽ đến, số phận của bạn đã an bài, hãy chấp nhận nó và hãy quên đi những ước mơ, quên đi một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng như họ thường khuyến cáo bạn phải cạnh tranh thật gay gắt mới lên được vị trí hàng đầu. Quyển sách đã phát triển một ý niệm hết sức phổ biến trong các quyển sách về phát triển bản thân: Làm một cái gì đó chuyên sâu hơn thì dễ hơn là chúng ta tưởng. Như tôi đã dịch một đoạn trong cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ”của Tim Ferrris. Tác giả đã nói “Dễ hơn để có được 10 000 000 đô la hơn là 1 000 000 đô la. Dễ hơn để nhận được một công việc được trả 80 000 đô la hơn là 20 000 đô la. Có ít người hơn trên lĩnh vực đòi hỏi chuyên sâu hơn, do vậy ít cạnh tranh hơn”. Bởi vì có ít người có tầm nhìn lớn.

Bạn có thể thấy lý lẽ này đúng thế nào trong cuộc sống của các bạn. Ví dụ như bạn nghĩ mình nhút nhát, bạn sẽ thấy mình thực sự nhút nhát. Bạn nghĩ mình kém cỏi, bạn sẽ thấy mình kém cỏi trước người khác. Nếu ngược lại, bạn nghĩ mình quan trọng, bạn sẽ trở nên quan trọng hơn đối với người khác. Bạn nghĩ bạn có thể làm được điều gì đó, bạn chắc chắn sẽ làm được. Vậy hãy nghĩ xa hơn, lớn hơn nếu bạn muốn cuộc sống bạn trở nên thú vị hơn. Bạn sẽ tự tin hơn, hạnh phúc hơn, thành đạt hơn, có nhiều bạn hơn và được mọi người tôn trọng hơn.

CHIA PHẦN CHO MỘT CÁI BÁNH

Tác giả so sánh cuộc sống như là một cái bánh được chia làm 5 phần cái thể hiện tất cả những điều tốt đẹp của cuộc sống.

1. Tiền bạc
2. Hạnh phúc
3. Thành công
4. Là chính mình
5. Tình yêu

Nếu có 5 người có cùng kinh nghiệm trong cuộc sống, thành quả của cuộc sống là phần chiếc bánh cho mỗi người. Trong số 5 người này, bốn người trong số họ chia một phần bánh. Chỉ có một người, thành công trong cuộc sống, lấy đi bốn phần còn lại của chiếc bánh. Điều này thực sự phản ánh những quy luật trong cuộc sống, và là nhân tố chính trong xã hội của chúng ta. Nếu các bạn đã đọc bài viết khác trên blog của mình thì các bạn sẽ thấy nó không khác “Nguyên tắc sống 80/20 của Richard Korch”. 20% số người trong xã hội này hưởng thành quả của 80% tài sản của xã hội.

Vậy trong trường hợp trên, cái gì giải thích vì sao một người trong số năm người nhận được phần lớn thành quả hơn rất nhiều bốn người khác gộp lại? Các bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong mười ba chương của cuốn sách

CHƯƠNG 1: THÀNH CÔNG BẮT NGUỒN TỪ NIỀM TIN Ở BẢN THÂN

Hãy tin tưởng vào thành công, rồi bạn sẽ thành công. Tác giả đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng về những cuộc nói chuyện với những người thành công và cả những người thất bại. Điều ngạc nhiên là nếu chúng ta phân loại những suy nghĩ của những người này thì chúng ta sẽ tìm thấy hai thái cực. Điểm chung của những người thất bại khi nói về cuộc sống và công việc không được như ý họ mong muốn là: “Thực tình, tôi đã không nghĩ việc này có thể thành công” hoặc “Tôi không lấy gì làm bất ngờ khi việc đó không thành công”. Sự hoài nghi và nỗi lo lắng sẽ thất bại và thái đọ không thực sự khát khao thành công chính là nguyên nhân dẫn đến dầu hết mọi thất bại. Nếu bạn không tin rằng mình đáng nhận được nhiều hơn trong cuộc sống thì những gì bạn nhận được thật ít ỏi. Nếu bạn không xây dựng niềm tin vào tương lai của bạn ngay bây giờ thì bạn sẽ càng thấy bạn nhỏ bé và cuộc sống của bạn sẽ càng trở nên mờ nhạt.

Tác giả đưa ra ba gợi ý giúp bạn khai thông sức mạnh của niềm tin:

- Hãy chỉ nghĩ đến thành công thay vì nghĩ đến thất bại: Hãy xây dựng cho bạn những suy nghĩ tích cực. Mỗi khi có khó khăn, hãy tin là bạn sẽ vựợt qua. Chính niềm tin này sẽ giúp bạn tìm ra những hướng giải quyết trong những tình huống đó. Thực tế nếu các bạn để ý, các bạn sẽ thấy là rốt cuộc trong cuộc sống của các bạn, phần lớn các vấn đề không quá phức tạp và khó khăn như các bạn nghĩ. Và nhờ có niềm tin mà các bạn có thể giải quyết được nó một cách dễ dàng.

- Đừng bao giờ tự đánh giá mình thấp. Người ta thường có xu hướng đánh giá quá cao người khác và đánh giá quá thấp bản thân mình. Khi mình bắt đầu sang Pháp học, mình cảm thấy rất e thẹn rụt rè trước các bạn người Pháp vì mình thấy các bạn ấy rất tự tin. Mình rất ngại tiếp xúc và nói chuyện vì luôn sợ rằng các bạn ấy sẽ chê cười mình. Nhưng khi mình đủ can đảm để tự nhủ rằng mình cũng như các bạn ấy, các bạn ấy cũng không hẳn đã hơn mình, mình tiếp xúc và nói chuyện. Và mình đã thấy rằng thực tế đúng là các bạn ấy cũng như tất cả chúng ta, đều có những điểm mạnh và điểm yếu. Thế nên đừng bao giờ tự đánh giá thấp bản thân bạn. Mình từng đọc được ở đâu đó: “Chỉ cần bạn sống trong cuộc sống này 3-4 năm, bạn đủ kiến thức để truyền những kinh nghiệm sống của bạn cho những người cần nó”.

- Hãy nghĩ đến và tin tưởng vào những điều lớn lao. Thành công là hàm số tỷ lệ thuận với sức mạnh niềm tin. Niềm tin bạn càng lớn lao, bạn càng dễ tiến đến thành cống và thành công bạn cũng càng lớn lao. Và hãy nhớ rằng thành ông thực ra không hề khó khăn gì, nó đôi khi cũng chỉ đơn giản là bạn đã làm quen được một người bạn mới. Đơn giản là bạn học được một ngôn ngữ mới. Đơn giản là bạn xây dựng được cho bạn những thói quen mới.

CHƯƠNG 2: CĂN BỆNH “TỰ BÀO CHỮA” – MẦM MỐNG CỦA THẤT BẠI

Mình muốn đưa ra cho các bạn một ví dụ: Khi các bạn còn nhỏ, các bạn cùng đến một lớp học, cùng học một thầy, cùng theo một chương trình giảng dậy của lớp, cùng có những người bạn động lứa tuổi. Khi các bạn lớn lên rồi, các bạn đi làm, cùng một công việc, cùng đồng nghiệp, cùng một người sếp, cùng một tổ chức, vậy tại sao lại có người thành công hơn những người khác ? Cái gì làm nên sự khác biệt ? Nếu bạn muốn thành công thì bạn phải làm gì ? Câu trả lời là chính con người bạn làm nến sự khác biệt. Chính con người mới là đối tượng bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu.

Và căn bệnh tự bào chữa là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt lớn giữa một người có khả năng và một người bất lực trong kiểm soát hành động và suy nghĩ của chính mình. Những người càng ít biện hộ là những người thành công, còn những người chưa làm được việc gì và không có kế hoạch cho cuộc đời mình thì thường đưa ra rất nhiều lý do để tự bào chữa cho nó. Những biểu hiện của căn bệnh “Tự bào chữa” mà chúng ta hay viện cớ là:

- Sức khỏe tôi không được tốt lắm: Bạn nên nhớ rằng những người thành đạt chưa bao giờ dùng sức khỏe làm cái cớ cho sức khỏe của mình. Nếu bạn còn nhớ Stephen Haking, người bị liệt toàn thân trừ vài ngón tay thế mà ông đã trở thành một nhà vật lý thiên văn học để lại những sáng kiến đáng giá cho cuộc sống.

- Tôi không có đủ trí tuệ hay thông minh để thành công được: Thường thì chẳng mấy ai dễ dàng nhận ra là mình kém thông minh. Thay vào đó, họ thường cảm thận nó ở sâu xa bên trong tâm hồn. Bởi vì bạn đã đánh giá quá thấp trí tuệ của mình và đánh giá quá cao trí tuệ của người khác. Hãy nhớ một điều là người khác cũng như bạn, họ cũng đánh giá cao bạn và đánh giá họ thấp vậy. Điều quan trọng không phải là bạn thông minh nhiều hay ít mà là bạn biết sử dụng trí thông minh đó một cách có ích.

- Tôi quá già hay quá trẻ: Bạn sẽ nhận ra chẳng có máy người thấy mình đúng độ tuổi để làm được việc gì đó. Đó là nguyên nhân mà họ để vuột mất khỏi tầm tay những cơ hội đến với họ. Bạn luôn có thời gian làm những việc bạn muốn chừng nào bạn còn tồn tại trong cuộc sống này

- Trường hợp của tôi khác lắm. Tôi toàn gặp nhãn chuyện kém may mắn thôi. Theo mình cuộc sống không hẳn tồn tại những vận may. Những người mà bạn nghĩ họ may mắn hơn bạn vì họ đã chuẩn bị từ trước, họ đã sẵn sàng để đón nhận cơ hội đến với họ. Nếu bạn không sẵn sàng, dù cơ hội có đến, bạn cũng để nó tuột khỏi tầm tay của bạn. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, nhưng người biết tận dụng hoàn cảnh để vươn lên là những người nắm chắc cơ hội và thành công trong cuộc sống. Đừng đổ lỗi cho trường hợp hay hoàn cảnh, hãy đổ lỗi cho chính bản thân bạn đã không làm gì khác để thay đổi hoàn cảnh đó đi.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG SỰ TỰ TIN VÀ XÓA BỎ NỖI SỢ HÃI

Theo tác giả, sự sợ hãi của con người đều do vấn đề tâm lý mà ra. Đó là sự thiếu chắc chăn, thiếu tự tin, bất ổn về mặt tinh thần. Cũng chính sự sợ hài này mà nó cản trở chúng ta làm những điều mà chúng ta mong muốn. Ví dụ như bạn muốn mở một công ty cho chính bạn, nhưng bạn lại sợ ý tưởng của bạn không tốt. Bạn muốn làm quen với một người nhưng bạn lại sợ người đó chê cười bạn. Bạn muốn thay đổi công việc nhưng bạn lại sợ sự bếp bênh của việc chuyển đến công ty mới. Vậy muốn loại bỏ nỗi sợ hãi, bạn phải làm gì ? Chỉ có duy nhất một câu trả lời và một hướng giải quyết: đó là hành động. Chỉ có hành động mới có thể giúp bạn chế ngự được nỗi sợ hãi. Càng do dự, thiếu quyết đoán, trì hoãn thì bạn càng tạo điều kiện thuận lợi cho nỗi sợ hãi ngày càng lớn dần.

Mình còn nhớ như in là mình theo học một khóa đào tạo về làm thế nào để bạn có thể kết bạn với nhiều người mới lạ. Nguyên tắc là hãy tươi cười, tiến tới bắt chuyện và hỏi han một cách chân thành với người đối thoại. Và bài tập là mỗi người hãy thử làm như vậy với bất cứ ai mà họ gặp gỡ. Phải nói rằng ban đầu mình rất rụt rè, vì mình sợ người ta không muốn bắt chuyện với mình, mình sợ người ta từ chối mình…Chính vì nỗi sợ hãi đó mà mình không dám hỏi chuyện với ai. Điều đó càng làm cho mình tăng thêm nỗi sợ hãi. Sau đó mình quyết tâm tiến tới bắt chuyện với một ai đó. Cảm nhận đầu tiền của mình là thực ra người ta cũng sợ hãi như chính mình vậy. Và sau đó với những kinh nghiệm mà mình đã học được, mình hiện nay có thể tự tin chào hỏi và làm quen với bất kỳ ai mà mình mong muốn.

Hãy hành động, hành động sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi khó khăn trong cuộc sống. Nếu bạn không hành động bạn sẽ đứng mãi trong tình trạng đó. Hy vọng thoát khỏi hoàn cảnh nó chỉ là điểm khởi đầu, cần phải có hành dộng để biến hy vọng thành sự thật.

CHƯƠNG 4: SUY NGHĨ ĐỘT PHÁ

Chắc bạn đã từng nghe câu nói “Hãy hiểu rõ bản thân mình”? Thế nhưng thường người ta chỉ nhìn vào những nhược điểm của mình mà quên đi những điểm mạnh. Chính vì vậy mà khi đánh giá bản thân, bạn thường nhìn vào những thất bại, những nhược điểm mà không nhìn thấy mặt mạnh của bạn. Biết được điểm yếu của bản thân là tốt nhưng nếu như lúc nào bạn cũng chăm chăm vào những điểu yếu đó thì tâm trí của bạn sẽ sớm lấp đầy những suy nghĩ tiêu cực, kẻ thù giúp bạn tiến tới thành công. Bạn có thể thấy rằng người ta thường đánh giá thành công của một con người không thông qua vẻ bề ngoài ahy bằng cấp mà họ có, họ thường đánh giá qua khát vọng mà người đó muốn đạt được. Thành quả của chúng ta cao đến mức đâu phụ thuộc vào mục tiêu chúng ta xác định lúc khởi thủy, vì vậy hãy nghĩ tới những điều lớn lao nếu chúng ta muốn có một cuộc sống với mục đích lớn lao. Và một điều quan trọng là hãy nhìn ra triển vọng trong tương lai, đừng nhìn vào những gì có trong hiện tại.

CHƯƠNG 5: SUY NGHĨ VÀ MƠ ƯỚC SÁNG TẠO

Không nhất thiết bạn phải là nhà nghiên cứu khoa học, nhà vật lý, kỹ sư mới cần sáng tạo. Suy nghĩ sáng tạo là bạn tìm ra những cách thức mới mẻ, hợp lý và tiến bộ hơn để giải quyết một công việc nào đó. Khi bạn tìm được hướng đi mới mẻ hơn để giải quyết một công việc nào đó, dù là trong gia đình hay ngoài xã hội cũng đều là sự sáng tạo. Những người “bình thường” mang tâm lý ngại thay đổi, cũng vì thế mà họ ít đồng tình với sự tiến bộ, sáng tạo. Vậy bạn hãy làm sao cho cuộc sống của mình đầy những uớc mơ sáng tạo. Đừng sợ người khác chê cười, dù là bất cứ ý tưởng nào, nó cũng đều đáng được ấp ủ và phát triển. Trong chương này, tác giả cũng nêu ra ba bước để bạn có thể củng cố và phát triển khả năng suy nghĩ sáng tạo của mình: Tin rằng mọi việc đều có cách giải quyết; Trí óc sẽ mở ra cho bạn một con đừong nếu bạn đặt niềm tin.

CHƯƠNG 6: BẠN NGHĨ BẠN LÀ NGƯỜI THẾ NÀO, BẠN SẼ NHƯ THẾ ĐÓ

Đó là một sự thật rất hiển nhiên. Suy nghĩ của bạn như thế nào thì bạn sẽ là người như thế đó. Chính suy nghĩ của bạn tạo nến sự khác biệt giữa bạn với những người xung quanh bạn. Bạn đánh giá bản thân bạn như thế nào thì những người xung quanh bạn cũng sẽ đánh giá bạn như thế. Chúng ta sẽ nhận được sự đối xử tương xứng với những gì chúng ta nghĩ mình đáng được hưởng. Nếu bạn luôn nghĩ mình kém cỏi, thì bạn sẽ kém cỏi trong mắt người khác. Nếu bạn nghĩ mình không không bằng người khác về mặt trí tuệ, thì bạn sẽ không bằng họ về mặt trí tuệ. Nếu bạn muốn trở nên quan trọng, hãy nghĩ mình quan trọng. Vì sao có nguyên tắc này: Bởi vì suy nghĩ của bạn như thế nào thì hành động của bạn sẽ thế đấy. Và tùy vào hành động của bạn thế nào mà người khác sẽ đối sử với bạn thế đấy. Để người khác tôn trọng bạn, trước hết bạn phải biết tôn trọng chính bản thân bạn.

Để làm được những điều đó: hãy thể hiện sự quan trọng qua vẻ bề ngoài của bạn; Hãy nghĩ công việc của bạn là quan trọng; Hãy tặng cho bạn những lời động viên nhiều lần mỗi ngày; Nâng tầm suy nghĩ của bạn bằng cách nghĩ theo cách của những người quan trọng.

CHƯƠNG 7: KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH: PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH NGƯỜI GIỎI NHẤT

Bạn có khi nào tự hỏi bạn sẽ trở thành người như thế nào nếu bạn được sinh ra tại một đất nước khác với một nền văn hóa giáo dục khác ? Bạn sẽ trở nên khác đi phải không ? Vì sao vậy, tác giả cho rằng vì cuộc sống con người ta bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Bạn là sản phẩm của môi trường xung quanh bạn. Và quan trọng hơn nữa, tầm suy nghĩ, mục đích sống, thái độ và tính cách của riêng bạn cũng được hình thành từ môi trường xung quanh. Mối quan hệ lâu dài với những người có suy nghĩ tiêu cực khiến chúng ta cũng có những nếp nghĩ tiêu cực. Ngược lại cộng tác với những người có khát vọng, đam mê sẽ nâng tầm suy nghĩ của chúng ta nên và làm cho mục tiêu của chúng ta cao hơn.

Về quan điểm bản thân mình, dù mình có một phần không đồng ý với tác giả về ảnh hưởng của môi trường dù mình cũng khẳng định là môi trường có ảnh hưởng ít nhiều đến quan niệm sống của các bạn. Vì sao mình lại nói như vậy, theo quan điểm riêng cùa mình, dù môi trường có ảnh hưởng sâu xắc đến bản thân chúng ta đi nữa, chúng ta vẫn có cái tôi của chúng ta làm cho chúng ta khác so với những ngưới khác đi. Cái tôi đó là cái mà chúng ta rèn luyên, xây dựng, cái đến từ bên trong chúng ta. Nếu đến một lúc nào đó cái tôi đó đủ mạnh, bạn có thể vẫn sống trong một môi trường không tốt mà vẫn tỏa sáng. Chỉ có điều là cái tôi đó có ít điều kiện để phát triển hơn nữa. Vì vậy hãy tìm đến một môi trương tích cực, nó sẽ kéo bạn lên cao.

Một điều tác giả muốn nhắc đến trong chương này là các bạn phải làm mới mình để hướng tới thành công. Chúng ta thường có nếp nghĩ thụ động rằng những thành quả to lớn thường nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu các bạn quay lại thời thơ ấu, các bạn sẽ thấy rằng các bạn có rất nhiều mơ ước khác với hiện tại bây giờ. Các bạn mơ ước mình là người giỏi nhất, quan trọng nhất. Nhưng nếu bây giờ nhìn lại các bạn có còn mơ ước như thế không ? Hay các bạn nghĩ rằng, mình chẳng thể tiến đến được vị trí ấy. Bởi vì tất cả những rào cản, những tác động từ bên ngoài, những lời khuyên đến từ bên ngoài “Ôi đừng có mơ mộng hão huyền, vị trí đó không đến được với bạn đâu” đã làm cản trở bạn, đã reo vào đầu bạn những ý nghĩ tiêu cực. Hãy là người đừng để những ý nghĩ đó ảnh hưởng đến con đường đi của bạn. Hãy là người không bao giờ đầu hàng trước những giấc mơ của bạn. Chỉ có như vậy bạn mới hạnh phúc nhất, bạn mới thành công nhất, bạn mới thấy cuộc sống thật thú vị, và quý giá. Vì vậy hãy tiếp cận với môi trường với những người có tư tưởng tiến bộ, những người có tầm nhìn xa, chính những người ấy sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn và tiến xa hơn tới mục đích sống của cuộc đời bạn. Đó chính là bạn đang tận dụng môi trường xung quanh để hoàn thiện bản thân, hoàn thiện cuộc sống bạn.

CHƯƠNG 8: THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN – ĐỒNG MINH GIÚP BẠN ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG

Suy nghĩ của mọi người thường biểu hiện qua hành động và thái độ là cái phản chiếu suy nghĩ của bạn. Bạn có thể đọc được suy nghĩ của bất kỳ người nào xung quanh bạn bằng cách quan sát hành động, thái độ của họ. Một ví dụ hết sức đơn giản là bạn không cần nói với người bạn thân của bạn rằng bạn yêu quí họ, vì qua hành động và thái độ của bạn, bạn của bạn hiểu được ngay tình cảm của bạn với bạn ấy là như thế nào.

Thái độ thực sự tạo nên sự khác biệt giữa bạn với người khác. Bạn có thể tưởng tượng bạn và đồng nghiệp của bạn có cùng một công việc, cùng một khách hàng nhưng thái độ của bạn chan hòa, niềm nở mến khách hơn thì chắc chắn bạn sẽ được khách hàng yêu mến hơn và bạn sẽ dễ thăng tiến hơn trong công việc của bạn.

Tác giả khuyên chúng ta hãy phát triển ba thái độ quan trọng sau:

- Tôi đã sẵn sàng: bởi vì bạn càng nhiệt tình bao nhiêu thì kết quả càng tốt bấy nhiêu
- Bạn là người quan trọng: Bởi vì khi bạn đánh giá cao mọi người, để cho họ hiểu là họ quan trọng đối với bạn, họ sẽ tôn trọng và giúp đỡ bạn.
- Trước tiên phải biết lắng nghe người khác: hãy biết lắng nghe người khác để hiểu hơn về những gì họ nghĩ, hiểu hơn về những ước mơ của họ. Họ cũng sẽ lắng nghe bạn nhiều hơn.

CHƯƠNG 9: SUY NGHĨ ĐÚNG ĐẮN VỀ NGƯỜI KHÁC

Một điều hết sức hiển nhiên mà mình nghĩ các bạn đều biết đó là bạn không thể thành công nếu không có sự ủng hộ của người khác. Ví dụ như blog này, nếu không có sự ủng hộ của các bạn thì mình sẽ không có độc giả. Bạn sẽ không bán được hàng nếu không có khách hàng. Bài diễn thuyết của bạn không thành công nếu không có độc giả lắng nghe. Vậy làm sao để bạn có được sự ủng hộ từ phía người khác ? Câu trả lời của tác giả hết sức ngắn gọn “Hãy nghĩ đúng về mọi người”. Hãy nghĩ đúng về người khác rồi họ sẽ yêu mến bạn và giúp đỡ bạn.

Toàn bộ chương này tác giả giải thích vì sao bạn phải nghĩ đúng về mọi người. Các bạn được nâng lên vị trí cao hơn cũng nhờ vào những người biết rõ các bạn mà các bạn đã từng yêu mến, đối xử tốt với họ. Không ai có thể giúp bạn thành công nếu bạn ghen ghét, chối bỏ họ. Vì vậy hãy lập kế hoạch để thân thiện với mọi người. Và hãy làm nó với trái tim chân thành của bạn. Hãy thừa nhận bạn không là người hoàn hảo và thừa nhận sự khác biệt của người khác. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ về người khác hơn, yêu mến người khác hơn. Đến lượt họ, họ sẽ yêu mến và giúp đỡ bạn.

CHƯƠNG 10: THÓI QUEN HÀNH ĐỘNG

Mình cũng đã từng nói ở đâu đó rằng, nếu bạn đọc rất nhiều sách, học những kiến thức mới nhưng bạn lại không hành động, áp dụng chúng vào trong cuộc sống của bạn thì những điều mà bạn học được sẽ không bao giờ trở thành tài sản của riêng bạn, và nó luôn là những kiến thức của người khác mà thôi. Tác giả khẳng định rằng một ý tưởng tuyệt vời mà không đi kèm với hành động thì không tốt hơn một ý tưởng bình thường nhưng chúng ta theo đuổi chúng.

Con người chúng ta chia thành hai nhóm: nhóm chủ động và nhóm thụ động. Người chủ động là người của hành động, anh ta theo đuổi đến cùng những mục đích ý tưởng của mình. Còn người bị động là người không làm gì, luôn trì hoãn và chần chừ trong mọi công việc cho đến khi mọi việc trở nên quá muộn. Nếu bạn muốn trở thành người chủ động, hãy tập thói quen hành động. Đừng chần chừ gì cả. Đừng đợi cuộc sống mang lại điều gì đó cho bạn mà ngược lại hãy tạo điều gì đó cho cuộc sống. Chỉ khi bạn chủ động trong hành động bạn mới làm chủ được cuộc sống của mình. Hãy bắt đầu hành động ngay bây giờ.

CHƯƠNG 11: CHUYỂN BẠI THÀNH THẮNG

Hãy học từ chính những thất bại của bạn để sãn sang đứng dậy, tiếp bước những bước đi mà bạn đã chọn. Hãy dũng cảm chấp nhận sự thất bại và cho đó là một bài học mà bạn cần rút kinh nghiệm cho bạn lần sau. Mình đã đọc ở đâu đó là bạn không thể có thành công mà không có thất bại. Thất bại và thành công như âm và dương luôn song hành cùng nhau. Vì vậy những lúc gặp thất bại đừng nản long, hãy đi tiếp, bạn chỉ còn cách một bước đến thành công thôi.

Trong chương này tác giả cũng nêu ra các phương pháp chuyển bại thành thắng.

CHƯƠNG 12: HÃY ĐẶT RA NHỮNG MỤC TIÊU ĐỂ GIÚP BẠN TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC

Một ví dụ hết sức đơn giản là nếu bạn không có mục tiêu làm gì thì bạn sẽ không bao giờ có nó: nếu bạn không muốn có một công việc tốt, bạn không khi nào có nó; nếu bạn không muốn thay đổi cuộc đời bạn, cuộc sống của bạn vẫn mãi là vậy; nếu bạn không muốn có thêm những người bạn mới, bạn mãi sẽ cô độc một mình; nếu bạn không muốn tự do, cuộc sống của bạn sẽ mãi tù túng…

Theo tác giả, mục tiêu không chỉ đơn giản là ước mơ mà là một ước mơ được đưa vào thực hiện. Không có một mục tiêu trong cuộc đời thì bạn sẽ đi lang thang mãi mà không tìm thấy điểm đến. Chính vì vậy mà bạn phải đặt ra mục tiêu cho cuộc đời bạn cũng đơn giản như các doanh nghiệp đặt mục tiêu cho họ trong 5-10 năm tới.

Hãy xây dựng cho bạn hình ảnh của cuộc sống bạn trong 10 năm tới, bạn muốn bạn trở thành người như thế nào ? Nếu bạn là người có khát khao lớn thì điều này thực sự quan trọng. Bạn muốn bạn đạt được những mục tiêu cao nhất, việc lên kế hoạch cho tuơng lai sẽ giúp bạn làm được điều đó.

Vậy làm thế nào để bạn có thể lên kế hoạch cho tương lai của bạn? Tác giả nêu ra hai bước:
- Hãy mường tượng ra tương lai của bạn theo ba khía cạnh: công việc, gia đình, xã hội. Chia nhỏ cuộc sống thành những phần như vậy sẽ giúp bạn không bị rối, đồng thời không làm nảy sinh xung đột và giúp bạn nhìn nhận mọi việc một cách toàn diện hơn.

- Hãy tự trả lời các câu hỏi sau: Tôi muốn làm được điều gì trong cuộc đời ? Tôi muốn trở thành người như thế nào ? Và cần phải làm gì để đạt được đúng như ước muốn ?

Và khi tưởng tượng ra tương lai, đừng e ngại ước muốn những điều lớn lao. Con người thời hiện đại được đánh giá thông qua những ước mơ của họ. Và bạn không thể đạt được điều xa hơn những gì bạn đã vạch ra cho cuộc đời bạn.

Trong chương này tác giả cũng trình bày một chương trình giúp bạn đi tìm sự tiến bộ trong vòng 30 ngày.

CHƯƠNG 13: HÃY SUY NGHĨ NHƯ MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO XUẤT SẮC

Ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm trong chương này là chúng ta sống trong một xã hội phụ thuộc lẫn nhau. Bạn không thể thành công nếu không có sự ủng hộ của người khác. Bạn càng được mọi người ủng hộ thì bạn càng đạt được thành công đỉnh cao. Và để kêu gọi sự ủng hộ của mọi người, bạn phải có khả năng lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo người khác và khả năng dẫn dắt mọi người cùng làm việc luôn đi cùng với nhau. Tác giả đưa ra 4 nguyên tắc lãnh đạo giúp mọi người cùng làm việc với nhau dù trong bất cứ ngành nghề nào:
- Trao đổi ý tưởng, suy nghĩ, quan điểm với những người bạn muốn gây ảnh hưởng
- Suy ngẫm: Thông thường mọi người sẽ làm cách nào để giải quyết những vấn đề này
- Nghĩ về sự tiến bộ, tin vào sự tiến bộ và luốn cố gắng hết mình để tiến bộ.
- Dành thời gian tự trao đổi, tranh luận với bản thân và phát triển khả năng suy nghĩ của bạn một cách tối đa.

Việc áp dụng bốn nguyên tắc trên sẽ giúp bạn xây dựng được kỹ năng lãnh đạo mà bạn mong muốn.

Tổng kết: Đây là một cuốn sách hay. Nếu bạn đọc nhiều sách về phát triển bản thân, có thể bạn sẽ tìm thấy nhiều ý tưởng mà bạn đã đọc được ở đâu đó. Tuy nhiên cuốn sách cũng có rất nhiều những luận điểm riêng, mới mẻ của tác giả để giải thích theo cách của tác giả những điều tưởng như rất hiển nhiên. Cuốn sách cũng có những dẫn chứng cụ thể và sinh động giúp các bạn có cái nhìn thực tế hơn.