Đến với New York bạn không hẳn không thăm cây cầu nổi tiếng và là biểu tượng của thành phố New York, cầu Brooklyn, một trong 3 cây cầu vượt qua East River nối liền quận Manhattan và quận Brooklyn.
Học về ngành cầu đường nhưng chưa bao giờ mình ra được tham gia vào công trường để xây dựng cầu. Đứng trên bờ ngắm vẻ đẹp của cầu Brooklyn, cảm xúc đưa mình trở lại thời sinh viên yêu thích những công trình cầu và đường.
Cầu Brooklyn – New York
Cầu có nhịp chính dài 486m và tháp cao 84m so với mặt nước biển. Đây là cây cầu đường bộ lâu đời nhất của nước Mỹ và là cây cầu treo bằng thép đầu tiên xây dựng vượt qua East River. Cầu được xây dựng vào năm 1883 và hoàn thành vào 14 năm sau đó. Từ khi khánh thành, cầu Brooklyn là một trong những điểm cuốn hút khách du lịch nhiều nhất của thành phố New York.
Mặc dù cầu Brooklyn là cầu treo, nhưng thiết kế của cầu là sự phối hợp giữa cầu treo và cầu dây văng. Tháp được xây dựng bằng đá vôi và đá granit. Cầu được thiết kế bởi nhà thiết kế người Đức John Augustus Roebling vào năm 1852, người dành 15 năm để truyền đạt ý tưởng xây dựng cầu. Roebling đã thiết kế nhiều cầu treo ngắn hơn trước đó. Trong khi quan sát công trường, Roebling bị thương vào chân bởi một thanh ray và sau đó bị mắc bệnh uốn ván và không còn khả năng thi công và mất vào năm 1869. Con trai của Roebling là Washington Roebling, 32 tuổi tiếp tục theo đuổi dự án.
Xây dựng cầu Brooklyn được bắt đầu vào năm 1869. Hai tháp cầu được xây dựng trên hai hộp nổi. Không khí nén được bơm vào hộp, công nhân làm việc trong hộp này và đào đất cho tới khi hộp chạm vào đá. Rất nhiều công nhân sau đó bị tổn thương trong điều kiện làm việc này. Điều kiện làm việc này chưa được biết đến vào thời điểm đó. Washington Roebling cũng bị chấn thương và không còn khả năng giám sát công trình. Với tư cách là quản lý công trình, Roebling quan sát toàn bộ công trình từ căn hộ, thiết kế và thiết kế lại hộp dầm và các thiết bị khác. Ông được giúp đỡ bởi vợ, Emily Warren Roebling, người là cầu nối quan trọng giữa ông và kỹ sư trên công trường. Warren Roebling học toán học, tính kết cấu, sức bền vật liệu, sức bền cáp cầu…Bà giành toàn bộ 11 năm giúp giám sát công trình thi công cầu.
Cầu được khánh thành vào 24 tháng năm 1883. Vào hôm đó, có tổng cộng 1800 xe và 150 000 người đi qua cây cầu duy nhất nối liền Manhattan và Brooklyn và Emily Warren Roebling là người đầu tiên đi qua cầu. Trong nhiều năm, đây là cây cầu treo dài nhất thế giới, dài hơn 50% so với các cây cầu trước.
Vào thời điểm cây cầu được xây dựng, kỹ sư chưa khám phá ra khí động học trong xây dựng cầu. Những cây cầu không được kiểm tra với gió hầm cho tới năm 1950 đều bị sập như là cầu Tacoma Narrows. May mắn là kết cấu thanh dàn thép mở chịu lực cho bản mặt cầu giúp cầu Brooklyn ít chịu vấn đề khí động học. Roebling thiết kế cầu và hệ thống dàn thép mạnh hơn 6 lần mà ông nghĩ cần phải làm. Chính nhờ điều này mà cầu Brooklyn vẫn tồn tài trong khi rất nhiều cầu khác xây dựng vào cùng thời điểm đã bị hỏng hay thay thế.
Từ cầu Brooklyn bạn có thể nhìn tổng thể phía nam Manhattan và cầu Manhattan. Thành phố New York càng đẹp hơn từ cầu Brooklyn.
Cầu Manhattan – New York
Rất nhiều khách du lịch đến thăm nước Mỹ chỉ thăm cầu Brooklyn bởi sự nổi tiếng của nó và không thăm qua cầu Manhattan, nằm ngay cạnh cầu Brooklyn nối liền quận Manhattan và quận Brooklyn. Nhưng từ cầu Manhattan, bạn còn nhìn tổng thể Manhattan và cầu Brooklyn, một góc nhìn rất đẹp mà bạn không nên bỏ qua.
Cây cầu Manhattan là một trong 3 cây cầu nổi tiếng vượt qua East River giữa quận Manhattan và quận Brooklyn. Cầu được xây dựng bởi công ty The Phoenix Bridge và được thiết kế bởi Leon Moisseif. Đây là cây cầu đầu tiên sử dụng lý thuyết cong của Josef Melan cho độ cứng bản dầm. Thiết kế cây cầu này sau đó được sử dụng cho rất nhiều các cây cầu treo bản nhịp dài khác trong nửa đầu thế kỷ 20. Cầu Manhattan cũng là cây cầu đầu tiên sử dụng dàn thép Warren trong thiết kế. Cầu được xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành năm 1912 với chi phí là 31 triệu đô la. Cầu có hai tầng giao thông. Tầng trên có 4 làn đường cho xe ô tô. Tầng dưới có 3 làn đường cho xe ô tô và 4 làn cho tàu điện và một làn cho người đi bộ. Chiều dài toàn bộ cây cầu là 2090 mét, chiều cao trụ cột tháp là 102 mét, đường kính dây cáp là 54cm, nhịp cầu chính dài 448 mét.
Đây là cây cầu thứ 3 được xây qua dòng sông East River, sau cầu Brooklyn và Williamsbug. Ban đầu cầu được gọi là “Cầu số 3” bởi vì nó là cây cầu số 3. Năm 1902, cầu mang tên cầu Manhattan. Có nhiều chỉ trích nói rằng tất cả cầu vượt qua East River đều là cầu Manhattan và chỉ có duy nhất một cây cầu mang tên Brooklyn.
Tháp cầu được xây dựng vào năm 1901. Cáp treo đầu tiên bắc nối liền hai tháp cầu được thực hiện vào năm 1908. Sau đó nó được thay bằng cáp dày hơn. Đến thời điểm này, giá cây cầu lên đến 22 triệu đô la. Cáp treo cuối cùng được hoàn thành vào tháng 12 năm đó. Cầu được xây dựng với 30.000 tấn thép được sản xuất bởi công ty The Phoenix Bridge. Đường tàu hỏa được xây dựng vào năm 1908. Cây cầu được khánh thành vào năm 1909.
Từ cầu Manhattan cho chúng ta tầm nhìn rất đẹp về phía cầu Brooklyn và quận Manhattan. Dù hơi ồn nhưng tầm nhìn rất đẹp nên rất đáng để bạn đi dạo qua cầu. Các bạn có thể đi vào buổi sáng để có thể nhìn thấy ánh nắng mặt trời chiếu xuống Manhattan.
Vượt qua cây cầu Manhattan cho bạn trải nghiệm thật tuyệt vời. Trong ngày, cảnh quan toàn thành phố New York hiện ra trước mặt. Ban đêm, ánh sáng toàn thành phố hai bên bờ gợi cho bạn nhớ đến câu nói “New York là thành phố không bao giờ ngủ”
Nguồn: Dịch từ Wikipedia