Chúng ta nên hay không thiết lập mục tiêu lớn và táo bạo trong khi biết rằng mục tiêu đó không nằm trong tầm với ?
Mình biết ơn sự tồn tại của những người có mục tiêu lớn. Nếu không đất nước mình ở sẽ không tồn tại. Và cả thành phố mình ở, gia đình mình sống, máy tính mình sử dụng, kết nối mạng, bữa ăn sáng mà mình có, những ngày nghỉ hay tự do mà mình yêu thích ngày hôm nay cũng vậy. Một vài thành viên trong gia đình mình đã có thể không thể tiếp tục sống tiếp nếu không có những người thiết lập mục tiêu không thực tế.
Nếu bạn có Hitler thiết lập mục tiêu lớn mà không có người tương xứng như Winson Churchill thì bạn sẽ không có ngày hôm nay. Mình hiển nhiên thích có nhiều Winston Churchills hay mẹ Theresas hay Stephen Hawking người dám thử và thất bại hơn là những người không dám làm điều gì.
Nếu bạn thiết lập mục tiêu lớn và thất bại, bạn học được điều gì đó. Nếu bạn thiết lập mục tiêu lớn và thành công, bạn có được kết quả và bạn học thêm điều mới. Nếu bạn không thiết lập mục tiêu nào hết, bạn chẳng thu và học được gì. Không có gì áp lực gắn liền với quá trình này. Thực hiện mục tiêu lớn giống như chơi trò chơi số phận: nếu bằng phẳng, bạn thắng được ít và nếu khó khăn, bạn thắng được nhiều. Nếu bạn không chơi, bạn thất bại. Đây là những điều khó khăn tuyệt vời, một cuộc đánh đổi đáng giá mà chúng ta phải thường xuyên thực hiện.
Hầu hết mọi người đánh giá thấp mục tiêu thực sự « thực tế » cho họ. Tất nhiên cũng có một số người đánh giá quá cao khả năng của họ và thất bại la điều hiển nhiên. Nhưng nếu bạn không bao giờ đánh giá quá cao bản thân bằng việc thiết lập mục tiêu ngoài khả năng của bạn, thì bạn có nguy cơ dành toàn bộ cuộc sống với những việc dưới khả năng của bạn. Và không may đây là điều mà phần lớn mọi người thường làm.
Chiến lược tối ưu cho đầu tư cuộc sống của bạn là phải bao gồm thất bại. Hãy xem xét đầu tư tài chính. Nếu bạn thực hiện chiến lược đảm bảo 100% không bao giờ bạn mất tiền, đó liệu có là chiến lược đầu tư tối ưu về lâu dài ? Thực tế, bạn sẽ chẳng thể đầu tư vào gì vì không có gì là thực sự không có nguy cơ, bạn sẽ không kiếm được lợi nhuận gì và lạm phát cũng có thể làm cho bạn mất tiền. Ảnh hưởng tương tự cũng xảy ra với cơ thể của bạn. Nếu bạn chưa bao giờ tập luyện để đẩy cơ bắp làm việc với cường độ cao hơn, với thời gian chúng sẽ yếu dần đi.
Và đây là điều xảy ra với người chưa bao giờ đẩy họ tới mục tiêu thực sự thách thức họ. Tinh thần họ yếu dần theo thời gian, mất dần khả năng của họ.
Nghĩ về cuộc sống của bạn và khoảng thời gian mà bạn thực sự thách thức bản thân không quan trọng bạn có được kết quả như mong muốn hay không. Bạn sẽ ra sao nếu những kinh nghiệm này không bao giờ xảy ra ? Bạn lớn mạnh hơn hay yếu đuối hơn ?
Thiết lập mục tiêu và thất bại trong việc thực hiện nó không nên xem là điều gì đó kinh khủng phải tránh bằng mọi giá. Đạt tới thất bại là tối ưu giúp bạn lớn mạnh lơn. Một người nâng cử tạ không nên thất vọng và chỉ mãi nâng 50 kg bởi vì 100kg thì quá nặng. Điều này thật ngớ ngẩn. Tương tự, đừng tự trách những thất bại của bạn trong cuộc sống khi bạn đến giới hạn 50kg và bạn dường như không thể nâng được cử tạ nặng hơn. Đơn giản là nâng quả tạ nhẹ hơn trong một thời gian và hiển nhiên sau một thời gian bạn sẽ đủ mạnh để nâng quả tạ nặng hơn. Đừng kết luận rằng bạn không có khả năng chỉ bởi vì hiện tại bạn không thể nâng được trọng lượng đó vì nó quá nặng (hay mục tiêu quá thách thức với bạn) rằng bạn không bao giờ có thể thực hiện được mục tiêu hay cả quá trình thực hiện chỉ có áp lực và nỗi thất vọng. Học cách yêu quá trình đó.
Bài viết này được dịch từ bài viết «Big, Hairy, Audacious Goals» trên blog của Steve Pavlina. Từ « mình » trong bài viết này là Steve Pavlina