Cân bằng giữa suy nghĩ và hành động là một thách thức cho nhiều người, đặc biệt khi bạn là doanh nhân. Bạn nên dành ra bao nhiêu thời gian cho suy nghĩ và hành động ? Chúng ta thường nghe thấy điều này « Thiết lập kế hoạch sai tượng tự lập kế hoạch cho thất bại ». Điều này muốn nói rằng nên suy nghĩ một cách cẩn thận trong mọi hành động. Nhưng bạn cũng nghe những tiếng vọng lớn « Làm nó ngay, làm nó ngay, làm nó ngay ! ».
Làm thế nào để bạn biết được khi nào thì suy nghĩ khi nào thì hành động ? Đâu là điểm cân bằng giữa những phân tích ngự trị lâu dài trong suy nghĩ và sự thúc đẩy mạnh mẽ của hành động ?
Rõ ràng là bạn cần sự cân bằng giữa cả hai, đặc biệt là khi bạn quản lý hoạt động kinh doanh. Cả hai đều quan trọng.
Mình thường tự hỏi liệu mình có hoạt động quá nhiều và không suy nghĩ hay lập kế hoạch nhiều mà không hành động ? Nhưng vấn đề này không tồn tại khi mình chuyển cách nhìn sang mức độ khác. Bây giờ mình cảm thấy suy nghĩ và hành động thì tương tự nhau hơn là chúng khác biệt nhau. Một là hành động tinh thần và một là hành động cơ thể.
Mình nghĩ rằng không cân bằng giữa suy nghĩ và hành động thể hiện sự không hài hòa nội tại. Bạn nghĩ bạn cần cân bằng cả hai khi cả hai đưa bạn đi theo hướng đi khác nhau. Bạn nghĩ một hướng còn hành động theo hướng khác.
Điều này thì dễ rơi vào trạng thái không cân bằng khi bạn thử chuyển đổi suy nghĩ bạn, nhưng quá khứ vẫn ngự trị hành động của bạn. Vì vậy bạn vẫn giữ mẫu hình cũ công việc của bạn nhưng suy nghĩ với mẫu hình mới. Đó là khi bạn bắt đầu cảm thấy sự chia rẽ giữa suy nghĩ và hành động. Bạn có kết quả từ cả hai nhưng mỗi cái đưa bạn đi theo hướng khác nhau. Vì vậy bạn thường xuyên kết thúc với câu hỏi con đường nào là con đường đúng để đi. Dường như sự đấu tranh giữa suy nghĩ và hành động thực sự là xung đột giữa hai mẫu hình – cái mới và cái cũ.
Mình nghĩ trường hợp chung nhất sẽ là khi suy nghĩ của bạn đưa bạn đi theo hướng đi mới, trong khi hành động của bạn thì gắn kết bạn với những thói quen cũ. Nhưng nó cũng có thể là phản ứng của bạn thay đổi theo hướng đi mới và suy nghĩ của bạn chưa bắt kịp. Nó có thể xảy ra khi môi trường ngoại cảnh bắt ép sự thay đổi – bạn chuyển đến sống trong một thành phố mới, thay đổi công việc, có quan hệ mới …Mô hình tinh thần bạn là ai chưa kịp hòa nhập toàn bộ với môi trường mới sống mới.
Trong khi bạn có thể nhìn sự xung đột giữa suy nghĩ và hành động như là nguyên nhân của sự thiếu sự rõ ràng trong cuộc sống, mình nghĩ điều ngược lại dường như đúng hơn – sự thiếu sự rõ ràng tạo nên xung đột nhận giữa suy nghĩ và hành động.
Suy nghĩ và hành động có thể được đón nhận như hai hướng khác nhau của bạn là ai : trí tuệ bạn và cơ thể bạn. Nhưng nó cũng có những mặt khác : cảm xúc bạn và tinh thần bạn. Vì vậy một cách để phá vỡ sự bế tắc giữa suy nghĩ và hành động là xem xét hướng khác khác của tình cảm và tinh thần để nhìn nhận tình huống từ góc độ khác. Cảm giác bạn nói gì về sự xung đột ? Sự nhận thức của bạn nói với bạn điều gì ?
Khi bạn nhìn cả bốn hướng và thu nhặp những dữ liệu từ tất cả chúng : cơ thể bạn, trí tuệ bạn, tình cảm bạn, và tinh thần bạn, bạn sẽ có rất nhiều thông tin về vấn đề khi nhìn từ bốn mặt thay vì hai. Điều này cho phép bạn hình dung là cách giải quyết tốt nơi mà cả bốn « bạn » có thể hòa hợp, tất cả hướng theo cùng một hướng. Và điều này sẽ cho phép bạn vượt quá toàn bộ nguồn gốc vấn đề.
Albert Einstein nói rằng vấn đề lớn nhất không thể được giải quyết tại cùng một mức độ suy nghĩ tạo ra nó. Vấn đề xung đột giữa suy nghĩ và hành động thì không thể được giải quyết ở cùng một mức độ suy nghĩ và hành động. Bạn cần phải quay lại và nhìn những triển vọng của bốn phần : cơ thể, trí tuệ, trái tim và tâm hồn. Chỉ sau đó mới tập trung vào cách giải quyết trọn vẹn.
Bây giờ hãy lấy một ví dụ cụ thể trong cuộc sống để hiểu rõ hơn.
Giả sử rằng bạn đang lãnh đạo công việc kinh doanh riêng của bạn. Bạn nghĩ và vạch ra kế hoạch làm thế nào để tăng công việc kinh doanh. Điều này dường như là một ý tưởng tốt vì bạn thích vận hành công việc kinh doanh, cũng tốt nếu bạn tăng được nguồn thu nhập. Bạn cảm thấy rằng bạn có đủ các kỹ năng cần thiết để làm điều này. Nhưng khi tiến tới hành động, bạn cảm thấy bế tắc. Bạn dường như không thể tiến tiếp. Bạn giữ giải quyết những việc cấp bách và những dự án tăng trưởng quan trọng bị đình trệ. Bạn chỉ ra rằng có thể kế hoạch của bạn sai và bạn quay trở lại công việc dễ hơn là suy nghĩ và lập kế hoạch và có thể bạn lập quá nhiều kế hoạch, và bạn rơi vào trạng thái bế tắc với những phân tích, nơi mà những suy nghĩ trở thành vòng luẩn quẩn. Bạn bắt đầu tự hỏi tại sao bạn không hành động để tăng trưởng kinh doanh, khi bản kế hoạch của bạn dường như tốt đẹp trên mặt giấy. Điều gì làm cản trở bạn ?
Tại mức độ suy nghĩ và hành động, bạn không thể giải quyết vấn đề. Bạn sẽ chỉ luôn luôn bế tắc. Bạn có thể có cảm giác có một ngày hiệu quả, nhưng bạn sẽ không có cảm giác hiệu quả và thỏa mãn lâu bền.
Vậy đâu là cách giải quyết ? Đây là thời gian để xem xét những mặt khác trong bạn, những mặt đã cố gắng lên tiếng nhưng không được bạn lắng nghe. Bắt đầu với cảm xúc của bạn. Bạn cảm thấy thực sự như thế nào về việc tăng trưởng kinh doanh ? Có thể bạn có những cảm xúc không rõ ràng về việc tăng trưởng công việc kinh doanh. Có thể bạn cảm thấy tốt nếu có công việc kinh doanh lớn hơn, nhưng bạn vẫn lo lắng vì không biết bao nhiêu việc cần làm thêm. Cảm giác của bạn nói rằng nội tâm bạn không hài hòa. Bạn không hoàn toàn cam kết 100% cho ý tưởng tăng trưởng kinh doanh. Nó dường như là một điều chính đáng cần làm nhưng bạn cũng cảm thấy một phần sai và bạn không hoàn toàn có thể chỉ ra được điều đó. Xem xét cảm xúc của bạn đưa cho bạn thông tin những gì là sai, nhưng nó không chỉ ra cho bạn hướng giải quyết. Bây giờ là thời gian xem xét mặt khác trong bạn.
Bạn có thể xem xét tinh thần của bạn, sự nhận thức của bạn, niềm tin sâu thẳm nhất của bạn. Đây là phần sâu kín trong bạn, vì vậy bạn cần phải được cô lập một mình và không bị phá rối để lắng nghe nó một cách rõ ràng. Một trong những câu hỏi tốt nhất để hỏi ở đây là « Mình phải nên làm gì ? » Bạn cũng có thể hỏi « Điều gì là chân chính đối với mình ? ». Và sau đó lắng nghe nội tâm nói lên sự thật mà không phải là những điều bạn muốn nghe. Nếu bạn có xung đột nội tâm giữa suy nghĩ, hành động, cảm xúc thì câu trả lời tinh thần của bạn sẽ giải thích tại sao. Điều này cần sự dũng cảm lắng nghe tiếng nói bên trong bạn mà không điều chính nó, đây là tiếng nói phải được chú ý nếu bạn muốn tìm lại sự hài hòa và sự cân bằng.
Tiếng nói nội tâm này có thể nói với bạn « Bạn không sống tương thích với niềm tin của bạn » hay « Đây không là điều bạn ở đây để thực hiện». Nó sẽ nhìn vào công việc kinh doanh của bạn và hỏi tất cả câu hỏi lớn. Sự tăng trưởng công việc kinh doanh của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tính cách của bạn ? Nó ảnh hưởng như thế nào đến tất cả những người liên quan ? Nó hòa hợp như thế nào với những điều sai và đúng ? Nó có giúp bạn cống hiến ? Nó có thực sự giúp người khác vào lúc họ thực sự cần sự giúp đỡ ? Bạn có đam mê với nó ? Đây có phải là cách tốt nhất mà bạn có thể làm ?
Đây là một quá trình hết sức cá nhân. Mình không thể nói nó sẽ dẫn đến nơi nào trong thời gian gần, nhưng lâu dài, lắng nghe tất cả bốn phần của bạn – cơ thể, trí tuệ, tâm hồn, tình cảm- sẽ giúp bạn nhìn thấy con đường sống nơi mà tất cả mọi mặt cuộc sống bạn trở nên hài hòa. Tất cả bốn mặt có thể được cân bằng. Nhưng bạn phải lắng nghe cả bốn phần và tìm ra được hướng nào sẽ nối liền với sự cân bằng.
Mình tin rằng cả bốn phần đều có những phối cảnh riêng. Một phối cảnh không tốt hơn hay tồi hơn phối cảnh khác. Một vài vấn đề thì đủ đơn giản để chỉ cần một phối cảnh đơn giản để giải quyết chúng. Cơ thể bạn có thể xử trí thách thức bữa ăn mà không cần quá nhiều suy nghĩ nhận thức. Trí tuệ bạn có thể giải quyết bài toán mà không cần sự giúp đỡ của cảm xúc bạn. Tình cảm bạn có thể chỉ ra sự nguy hiểm không cần sự hỗ trợ của tinh thần. Nhưng đôi khi những phần này không lắng nghe phần khác. Cơ thể bạn cố gắng ngấu nghiến những thức ăn tồi trong khi trí tuệ của bạn nói « Đặt chúng xuống ! ». Trí tuệ bạn tập trung vào những kết quả tiêu cực trong khi cảm xúc bạn nói « Bạn đang làm mình căng thẳng đây ». Hay bạn bắt đầu âm mưu trả thù ai đó một cách giận dữ trong khi tinh thần của bạn nói « Bạn tin vào sự tha thứ ».
Mỗi phần trong bạn có phối cảnh riêng của nó, và mỗi phần thì có sự khôn ngoan theo cách riêng của nó. Bằng việc luôn lắng nghe tất cả bốn phần này, bạn chắc chắn sẽ đạt được trạng thái hài hòa. Đây là quá trình đàm phán nội tại. Cơ thể muốn bánh ngọt. Trí tuệ nói « Không ». Tinh thần nói « Những ông chủ hãng sản xuất bánh ngọt đối xử một cách khắc nghiệt với công nhân của họ ». Trái tim nói « Ôi bánh ngọt ». Cơ thể nói « Mình đói quá». Trí tuệ nói « OK, bạn có thể ăn bánh nướng xốp thay thế bánh ngọt». Tinh thần nói « Chắc chắn rằng bánh xốp được làm từ nguyên liệu sạch ». Cơ thể nói « OK, mình sẽ có một bánh xốp với chuối sạch».
Điều này cũng tương tự cho sự nghiệp của bạn. Cơ thể muốn lương cao. Trí tuệ muốn công việc hấp dẫn tương ứng với tài năng của bạn. Trái tim muốn công việc thú vị. Tinh thần muốn có sự cống hiến ý nghĩa. Cơ thể nói « Cống hiến ? Bạn đang cố làm chết đói chúng tôi ? ». Trái tim nói « Cống hiến sẽ làm chúng tôi cảm thấy tốt nhưng tôi không muốn cả ngày làm những việc buồn tẻ». Tinh thần nói « Trí tuệ, hãy chỉ ra làm thế nào sự cống hiến có thể trở thành thú vị ». Trí tuệ nói « Nó phải phù hợp với tài năng mà chúng ta có và niềm đam mê mà chúng ta yêu thích ». Trái tim nói «Ôi, niềm đam mê ». Cơ thể nói « Xin lỗi, nhưng làm thế nào để những thứ chết tiệt đó đảm bảo cuộc sống ? » Trí tuệ nói « Nếu chúng ta làm nó một cách tốt nhất, thì sẽ có người mua và người khác sẽ cảm thấy hạnh phúc khi có được sản phẩm của chúng ta». Cơ thể nói « Bạn sẽ phải làm tốt hơn để thuyết phục mình. Mình biết chúng ta có thể kiếm đựoc X$ ngay bây giờ khi làm công việc Y ; và số tiền đó thì đủ cho bản thân mình ». Trái tim nói « Mình sẽ không cảm thấy tốt nếu chỉ làm việc vì tiền ». Tinh thần nói « Tất cả mọi người lập danh sách các công việc làm bạn thỏa mãn». Tất cả lập danh sách của riêng họ. Họ đàm phán với bốn phần cho đến khi họ tìm ra một hướng đi phù hợp với cả bốn. Trái tim vứt bỏ sổ sách. Tinh thần vứt bỏ ý kiến web về trưởng thành. Trí tuệ vứt bỏ sự nghiệp vận động viên thể thao. Cơ thể vứt bỏ nghề tâm lý. Chúng hẳn nhiên vứt bỏ mọi thứ trong mọi danh sách và phải quay lại để lập danh sách mới, nhưng chúng làm công việc lần hai tốt hơn bởi vì chúng hiểu những gì người khác muốn. Vì vậy chúng bắt đầu danh sách ý tưởng có cơ hội tốt hơn được chấp nhận bởi tất cả bốn mặt. Và sau một thời gian chúng tìm ra cách tốt nhất. Qua cách đàm phán nội tại này chúng cuối cùng có thể cam kết với cách giải quyết tốt nhất. Sự nghiệp mới sẽ thỏa mãn cả bốn phần một cách đầy đủ nhất có thể. Tất cả những xung đột giữa suy nghĩ và hành động sẽ kết thúc. Suy nghĩ,hành động, cảm xúc và niềm tin thì tiến về một hướng.